Mới đây, nhiếp ảnh gia Evgeniy (Nga) đã đăng tải trên mạng Shippotting hình ảnh mới nhất về chiếc tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam đang về cảng Novorossiysk hôm 17/2/2017 sau các cuộc thử nghiệm trên Biển Đen. Nguồn ảnh: ShippottingChiếc tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3 được đánh số hiệu nhà máy “486” đã hoàn thiện toàn bộ kiến trúc thượng tầng gồm cả việc lắp đặt hoàn chỉnh vũ khí. Nguồn ảnh: ShippottingỞ góc ảnh này có thể thấy rõ tại vị trí giữa thân tàu dường như có bệ phóng ngư lôi (dấu đỏ) – vũ khí chống ngầm trên tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E của Việt Nam. Nguồn ảnh: ShippottingTrước đó, báo chí Nga hầu như chỉ nói rằng cặp tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam được trang bị sonar và vũ khí chồng ngầm nhưng không nói cụ thể kiểu loại. Nguồn ảnh: ShippottingTàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 3 (số hiệu nhà máy 486) được hạ thủy ngày 27/4/2016, chiếc thứ 4 (số hiệu nhà máy 487) hạ thủy ngày 26/5/2016 tại nhà máy Zelenodolsk mang tên A. M.Gorky. Dự kiến, việc bàn giao kỹ thuật cặp tàu này cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ diễn ra vào giữa năm nay. Nguồn ảnh: SinaTheo thông báo của nhà máy, cặp tàu chiến Gepard 3.9 Project 11661E này có kích thước lớn hơn cặp tàu 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ, cụ thể có lượng giãn nước toàn tải khoảng 2.200 tấn, dài 102,4m, rộng 14,4m. Việc mở rộng kích cỡ so với 2 tàu cũ có thể là nhằm tích hợp hệ thống trinh sát và vũ khí chống tàu ngầm. Nguồn ảnh: SinaVề số lượng thủy thủ đoàn, trong khi 2 tàu cũ cần tới hơn 100 người vận hành thì 2 tàu mới sẽ chỉ cần 84 người. Điều này cho thấy, Gepard 3.9 cải tiến sẽ được nâng cao tính tự động hóa cho phép giảm số lượng thủy thủ dù kích cỡ tàu có lớn hơn. Ngoài ra, Gepard 3.9 cải tiến sẽ trang bị hệ thống động lực mới cho phép tàu đạt tốc độ tối đa tới 29 hải lý/h (cao hơn so với 28 hải lý/h 2 tàu Gepard cũ). Nguồn ảnh: SinaNgoài bổ sung vũ khí chống ngầm, tàu hộ vệ Gepard 3.9 vẫn được vũ trang pháo hạm AK-176M, pháo phòng không AK-630, tổ hợp pháo pháo – tên lửa phòng không Palma-SU và tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E cùng các hệ thống radar, dẫn bắn tương tự cặp tàu trước. Nguồn ảnh: Sina
Mới đây, nhiếp ảnh gia Evgeniy (Nga) đã đăng tải trên mạng Shippotting hình ảnh mới nhất về chiếc tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3 dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam đang về cảng Novorossiysk hôm 17/2/2017 sau các cuộc thử nghiệm trên Biển Đen. Nguồn ảnh: Shippotting
Chiếc tàu chiến Gepard 3.9 thứ 3 được đánh số hiệu nhà máy “486” đã hoàn thiện toàn bộ kiến trúc thượng tầng gồm cả việc lắp đặt hoàn chỉnh vũ khí. Nguồn ảnh: Shippotting
Ở góc ảnh này có thể thấy rõ tại vị trí giữa thân tàu dường như có bệ phóng ngư lôi (dấu đỏ) – vũ khí chống ngầm trên tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E của Việt Nam. Nguồn ảnh: Shippotting
Trước đó, báo chí Nga hầu như chỉ nói rằng cặp tàu Gepard 3.9 mới của Việt Nam được trang bị sonar và vũ khí chồng ngầm nhưng không nói cụ thể kiểu loại. Nguồn ảnh: Shippotting
Tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 3 (số hiệu nhà máy 486) được hạ thủy ngày 27/4/2016, chiếc thứ 4 (số hiệu nhà máy 487) hạ thủy ngày 26/5/2016 tại nhà máy Zelenodolsk mang tên A. M.Gorky. Dự kiến, việc bàn giao kỹ thuật cặp tàu này cho Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ diễn ra vào giữa năm nay. Nguồn ảnh: Sina
Theo thông báo của nhà máy, cặp tàu chiến Gepard 3.9 Project 11661E này có kích thước lớn hơn cặp tàu 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ, cụ thể có lượng giãn nước toàn tải khoảng 2.200 tấn, dài 102,4m, rộng 14,4m. Việc mở rộng kích cỡ so với 2 tàu cũ có thể là nhằm tích hợp hệ thống trinh sát và vũ khí chống tàu ngầm. Nguồn ảnh: Sina
Về số lượng thủy thủ đoàn, trong khi 2 tàu cũ cần tới hơn 100 người vận hành thì 2 tàu mới sẽ chỉ cần 84 người. Điều này cho thấy, Gepard 3.9 cải tiến sẽ được nâng cao tính tự động hóa cho phép giảm số lượng thủy thủ dù kích cỡ tàu có lớn hơn. Ngoài ra, Gepard 3.9 cải tiến sẽ trang bị hệ thống động lực mới cho phép tàu đạt tốc độ tối đa tới 29 hải lý/h (cao hơn so với 28 hải lý/h 2 tàu Gepard cũ). Nguồn ảnh: Sina
Ngoài bổ sung vũ khí chống ngầm, tàu hộ vệ Gepard 3.9 vẫn được vũ trang pháo hạm AK-176M, pháo phòng không AK-630, tổ hợp pháo pháo – tên lửa phòng không Palma-SU và tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E cùng các hệ thống radar, dẫn bắn tương tự cặp tàu trước. Nguồn ảnh: Sina