Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô hình vòng nằm trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tháng 5/1999, tàu đổ bộ cỡ lớn BRP Sierra Madre (LT-57) của Hải quân Philippines đã ủi lên Bãi Cỏ Mây và chiếm đóng phi pháp tới tận ngày nay.
Điều đặc biệt, BRP Sierra Madre (LT-57) vốn là tàu vận tải đổ bộ RVSN Mỹ Tho (HQ-800) của Hải quân Quân đội Sài Gòn. Tháng 4/1975, binh lính Quân đội Sài Gòn đã dùng chiếc tàu này tháo chạy sang Philippines. Sau đó, con tàu bị chính quyền Philippines tịch thu và đưa vào biên chế hải quân nước này ngày 5/4/1976.
Ngày nay, chiếc BRP Sierra Madre (LT-57) vẫn nằm tại Bãi Cỏ Mây trong tình trạng hư hỏng nặng nề sau nhiều năm không qua bảo dưỡng, sửa chữa mà lại nằm trong điều kiện sóng biển hết sức khắc nghiệp.
BRP Sierra Madre (LT-57) thuộc lớp tàu LST-542 do Mỹ đóng từ trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, có lượng giãn nước toàn tải tới 4.080 tấn, dài 100m, rộng 15m. Bên trong hầm tàu đã rỉ sét, đổ nát. Hiện trên con tàu này duy trì một tiểu đội lính thủy đánh bộ Hải quân Philippines. Nhóm quân này thường được luân phiên sau từ 3-6 tháng. Con tàu được trang bị pháo hải quân 76mm, 40mm và 20mm nhưng có lẽ đã không còn có thể sử dụng. Trong ảnh là 3 ụ pháo ở mũi tàu nhưng chỉ còn một ụ có pháo.
Trên con tàu này được bố trí một số phương tiện thông tin liên lạc.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez, trên tàu vẫn có thiết bị phát điện để phục vụ nhu cầu sinh hoạt binh sĩ đồn trú trên tàu. Các quân nhân có thể liên lạc với gia đình thông qua điện thoại vệ tinh trong thời gian phục vụ kéo dài từ 3-6 tháng.
Tiểu đội lính thủy Philippines trên con tàu hoen gỉ, không có Bãi Cỏ Mây nâng đỡ thì có lẽ nó đã chìm từ lâu. Binh sĩ Philippines phải lập tạm lán trên boong tàu để ở vì bên trong con tàu đã không còn có thể sinh hoạt.
Ngoài Philippines, Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố đòi “chủ quyền” Bãi Cỏ Mây. Trung Quốc gây nên tình hình căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Tàu hải giám, tàu cá Trung Quốc đã nhiều lần tiếp cận gần chiếc tàu đổ bộ Philippines này.
Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô hình vòng nằm trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tháng 5/1999, tàu đổ bộ cỡ lớn BRP Sierra Madre (LT-57) của Hải quân Philippines đã ủi lên Bãi Cỏ Mây và chiếm đóng phi pháp tới tận ngày nay.
Điều đặc biệt, BRP Sierra Madre (LT-57) vốn là tàu vận tải đổ bộ RVSN Mỹ Tho (HQ-800) của Hải quân Quân đội Sài Gòn. Tháng 4/1975, binh lính Quân đội Sài Gòn đã dùng chiếc tàu này tháo chạy sang Philippines. Sau đó, con tàu bị chính quyền Philippines tịch thu và đưa vào biên chế hải quân nước này ngày 5/4/1976.
Ngày nay, chiếc BRP Sierra Madre (LT-57) vẫn nằm tại Bãi Cỏ Mây trong tình trạng hư hỏng nặng nề sau nhiều năm không qua bảo dưỡng, sửa chữa mà lại nằm trong điều kiện sóng biển hết sức khắc nghiệp.
BRP Sierra Madre (LT-57) thuộc lớp tàu LST-542 do Mỹ đóng từ trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, có lượng giãn nước toàn tải tới 4.080 tấn, dài 100m, rộng 15m. Bên trong hầm tàu đã rỉ sét, đổ nát.
Hiện trên con tàu này duy trì một tiểu đội lính thủy đánh bộ Hải quân Philippines. Nhóm quân này thường được luân phiên sau từ 3-6 tháng.
Con tàu được trang bị pháo hải quân 76mm, 40mm và 20mm nhưng có lẽ đã không còn có thể sử dụng. Trong ảnh là 3 ụ pháo ở mũi tàu nhưng chỉ còn một ụ có pháo.
Trên con tàu này được bố trí một số phương tiện thông tin liên lạc.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez, trên tàu vẫn có thiết bị phát điện để phục vụ nhu cầu sinh hoạt binh sĩ đồn trú trên tàu. Các quân nhân có thể liên lạc với gia đình thông qua điện thoại vệ tinh trong thời gian phục vụ kéo dài từ 3-6 tháng.
Tiểu đội lính thủy Philippines trên con tàu hoen gỉ, không có Bãi Cỏ Mây nâng đỡ thì có lẽ nó đã chìm từ lâu.
Binh sĩ Philippines phải lập tạm lán trên boong tàu để ở vì bên trong con tàu đã không còn có thể sinh hoạt.
Ngoài Philippines, Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố đòi “chủ quyền” Bãi Cỏ Mây. Trung Quốc gây nên tình hình căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Tàu hải giám, tàu cá Trung Quốc đã nhiều lần tiếp cận gần chiếc tàu đổ bộ Philippines này.