Tránh đòn roi khi dạy con

Google News

Lúc cáu giận, bực mình, nhiều bố mẹ liền đánh, chửi con không tiếc lời. Khi nguôi ngoai, nhiều người lại bật khóc vì phút nóng giận của mình với con.

(Kienthuc.net.vn) - Lúc cáu giận, bực mình, nhiều bố mẹ liền đánh, chửi con không tiếc lời. Khi nguôi ngoai, nhiều người lại bật khóc vì phút nóng giận của mình với con. Theo các chuyên gia tâm lý, áp dụng kỷ luật tích cực, kỷ luật không nước mắt... là những phương pháp hữu hiệu tránh đòn roi với con mà vẫn dạy con tích cực.

Làm bồ vô sinh, không dám về với vợ

Vợ chê chồng “vừa yếu, vừa kém” trước mặt người yêu cũ Vợ chê chồng “vừa yếu, vừa kém” trước mặt người yêu cũ
Đòn roi được biết đến như một "liều thuốc" dạy trẻ nhưng nguyên lý "chữa bệnh", "đơn thuốc" như thế nào, cách sử dụng cụ thể… thì hầu hết cha mẹ còn mù mờ. Những quan điểm dưới đây của ThS Trần Thị Ái Liên, người sáng lập Công ty Bạn Của Bé, sẽ giúp các bậc cha mẹ tìm được "đơn thuốc" dạy con.

Từ bỏ việc la hét, đánh mắng trẻ

Không có lý do chính đáng nào có thể biện minh cho việc sử dụng bạo lực với trẻ em, dù là thể xác hay tinh thần. Những đứa trẻ bị tổn thương về thể chất hay mang nỗi đau trong tim sẽ lớn lên trong sợ hãi và giận dữ, thiếu tự tin, cho rằng bạo lực là cách duy nhất để xử lý vấn đề. Bởi vậy, khó khăn đầu tiên của bố mẹ là làm sao để chính bản thân mình từ bỏ việc la hét, đánh mắng trẻ - thói quen bạo lực mà họ đã lớn lên cùng nó - để giáo dục con theo một cách khác: kỷ luật tích cực.

Kỷ luật tích cực (còn gọi là kỷ luật không nước mắt) là cách giáo dục không bạo lực thể xác, cũng chẳng bạo lực tinh thần, nhưng không có nghĩa là chiều chuộng mà là rèn luyện trong giới hạn và sự kiên trì.

Cốt lõi của kỷ luật không nước mắt là cha mẹ muốn con mình trở thành người tự có ý chí muốn theo đuổi cái tốt và tránh xa cái xấu, không cần sự thúc đẩy của đòn roi hay cám dỗ của vật chất. Vì vậy, cha mẹ không tốn thời gian theo dõi và đốc thúc con và con thì không bị tổn thương tinh thần và thể xác.

Nhiều bố mẹ phàn nàn rằng suốt ngày họ dặn dò, nhắc nhở, la lối con đừng làm cái này, cái kia nhưng chẳng có tác dụng gì. Lời khuyên chỉ có sức mạnh thuyết phục với con cái khi đó là điều chính cha mẹ trải nghiệm, học hỏi, chắt lọc, cha mẹ làm gương, không cần lý lẽ dài dòng hay phức tạp.

Kỷ luật không nước mắt là cách giáo dục không bạo lực thể xác cũng như tinh thần.
Kỷ luật không nước mắt là cách giáo dục không bạo lực thể xác cũng như tinh thần (Ảnh minh họa)

Giữ lời hứa

Với vấn đề trẻ em dưới 3 tuổi bướng bỉnh, không nghe lời thì lưu ý tuổi này chỉ có thể dạy bằng tiềm thức, thông qua quy tắc sinh hoạt. Trẻ sẽ hiểu được việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bằng việc mẹ cùng con dọn đồ chơi sau khi chơi xong, bằng việc đi công viên không vứt rác giữa đường mà cho vào giỏ rác...

Một khi đã đưa ra các quy tắc, thì cha mẹ phải giữ lời hứa. Nếu cha mẹ không cho con ăn vặt trước bữa tối, thì phải kiên định dù trẻ có khóc lóc, ăn vạ, nôn ọe. Nhiều trẻ có thói quen ỉ ôi để được như ý muốn là do cha mẹ bỏ cuộc, đầu hàng vì nhức đầu với tiếng khóc của con. Để khuyến khích trẻ tự giác kỷ luật, vấn đề thưởng - phạt cũng hết sức quan trọng. Nhiều cha mẹ ra điều kiện, trao đổi như "con ăn ngoan rồi mẹ cho kẹo", đó là hối lộ chứ không phải là thưởng, nên thưởng cho con khi trẻ tự nguyện có một hành động tốt.

Một cách hay khác để lên "dây cót" tinh thần cho trẻ, khích lệ sự cố gắng là "tích điểm" hằng ngày, chẳng hạn nếu mỗi ngày con học bài đúng giờ, làm hết bài tập, con sẽ được 1 điểm. Cuối tuần nếu được 7 điểm sẽ được đi siêu thị, 6 điểm thì đi công viên. Nếu điểm chưa đủ để có phần thưởng thì được tính sang tuần kế tiếp. Phần thưởng được quyết định từ thảo luận của cha mẹ và trẻ, là những thứ mà trẻ yêu thích...
 
Về hình phạt, với trẻ em, chơi là việc yêu thích nên bị cấm chơi đã là cách phạt nặng nề, không cần đánh, mắng. Cách ly trẻ, cho ngồi riêng ở một khu vực khác theo phương pháp time-out (thời gian tạm lắng) cũng là một cách tốt để phạt trẻ dưới 5 tuổi, số phút tương ứng với số tuổi.
ThS Trần Thị Ái Liên
 
ThS Trần Thị Ái Liên
 
[links()]
 

Bình luận(0)