F-22 đấu với HQ-9: “Mèo nào cắn mỉu nào” ở Biển Đông?

Google News

(Kiến Thức) - Trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông, Mỹ có trong tay “Ác điểu” F-22, một công cụ hiệu quả chống lại hệ thống tên lửa HQ-9 của Trung Quốc.

Đó là nhận định của Dave Majumdar, biên tập viên quốc phòng của tạp chí Mỹ The National Interest.
“Ac dieu” F-22 dau voi HQ-9: “Meo nao can miu nao”?
Hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc tích hợp những tính năng tốt nhất của  hệ thống S-300P (Nga), MIM-104 Patriot (Mỹ) mà Bắc Kinh có được nhờ Israel. 
Theo BTV Dave Majumdar, hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 của Trung Quốc tích hợp những tính năng tốt nhất của  hệ thống  S-300P (Nga), MIM-104 Patriot (Mỹ) mà Bắc Kinh có được nhờ Israel. Nó cũng được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động. Một đơn vị  HQ-9 có thể khóa 6 mục tiêu cùng một lúc, ở khoảng cách 120 dặm và độ cao gần 30 km. Hơn nữa, một số phiên bản của tên lửa đánh chặn HQ-9 được cho là có thể tấn công các mục tiêu cách xa 150 dặm. Trên thực tế, loại vũ khí này đủ mạnh để tạo ra một vùng cấm bay đối với các chiến đấu cơ  thông thường.
Chính vì vậy mà chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Raptor là công cụ tốt nhất của Không quân Mỹ để đối phó với HQ-9 của Trung Quốc. Mặc dù ban đầu, F-22 Raptor được thiết kế để giành ưu thế trong các cuộc không chiến, loại máy bay này đã tỏ ra khá linh hoạt trong tác chiến. Thật vậy, trong những năm gần đây,  vai trò chính của F-22 Raptor đã “lấn sân” máy bay ném bom tàng hình B-2 của Northrop Grumman trong Lực lượng tấn công toàn cầu (Strike Task Force) của Mỹ vì khả năng vô hiệu hóa các hệ thống phòng không của đối phương. Nhờ tính năng vượt trội này mà F-22 Raptor đã được sử dụng làm máy bay trinh sát, chỉ huy và kiểm soát của Không quân Mỹ trên không phận Iraq và Syria. Không quân Mỹ đã triển khai một phi đội F-22 Raptor viễn chinh từ căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska.
Hiện chưa rõ các chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor có được nâng cấp với  phần mềm cấp độ 5 (một phần mềm dự kiến được phát hành vào tháng 10/2015), nhưng chúng cũng có thể được trang bị các loại tên lửa AIM-9X Sidewinder và AIM-120D AMRAAM cũng như một hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động. Với phần mềm cấp độ 5,  phi công lái F-22 Raptor có thể sử dụng các loại vũ khí mới như tên lửa không đối không “ngoài tầm nhìn” AIM-9X. (Với phần mềm cấp độ 4, phi công F-22 Raptor có thể sử dụng tên lửa AIM-120D). Loại máy bay F-22 Raptor tích hợp đầy đủ các loại tên lửa AIM-9X và AIM-120D sẽ được trình làng trong năm 2018, cùng với khả năng xác định mục tiêu được nâng cấp đáng kể.
“Ac dieu” F-22 dau voi HQ-9: “Meo nao can miu nao”?-Hinh-2
F-22 Raptor là “vũ khí chết người” đối với các hệ thống tên lửa đất đối không như S-300 và S-400 của Nga hoặc HQ-9 của Trung Quốc. 
Với khả năng xác định mục tiêu được nâng cấp, F-22 Raptor quả là “vũ khí chết người” đối với các hệ thống tên lửa đất đối không như S-300 và S-400 của Nga hoặc HQ-9 của Trung Quốc. F-22 Raptor có thể nhanh chóng xác định vị trí của các hệ thống tên lửa phòng không (SAM) di động và tấn công tiêu diệt chúng từ cự ly an toàn, khi kết hợp sử dụng tốc độ cao và khả năng tàng hình ưu việt. Thật vậy, loại F-22 Raptor có thể duy trì tốc độ Mach 1.8+ mà không cần buồng đốt tăng tốc và chỉ hiển hiện trên màn hình radar đối phương với kích thước của một viên bi kim loại. Điều đó có nghĩa là F-22 có thể nhanh chóng xóa sổ một khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 với các loại bom thông minh được vệ tinh dẫn đường  SBD  250 cân Anh hoặc JDAM 1.000 cân Anh.
BTV Dave Majumdar kết luận: Việc Trung Quốc triển khai HQ-9 ở đảo Phú Lâm có thể cho phép Bắc Kinh đánh chặn lực lượng không quân của các nước láng giềng, nhưng sự xuất hiện của F-22 Raptor ở khu vực này đồng nghĩa với việc Không quân Mỹ vẫn có thể làm chủ không phận Biển Đông.
Minh Châu (Theo The National Interest)

Bình luận(0)