Chạy đua vũ trang Trung-Nhật-Mỹ trên Biển Hoa Đông

Google News

(Kiến Thức) -  Ba cường quốc nỗ lực tăng cường khả năng triển khai lực lượng quân sự tới các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

 Các máy bay MV- 22B Osprey.
Sự ổn định trong khu vực và an ninh của Đài Loan hiện phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc chạy đua vũ trang giữa các đại gia bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản Mỹ để kiểm soát đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku ở Biển Hoa Đông.
Cuộc chạy đua này hiện tại bị kìm chế để tránh leo thang thành các cuộc đối đầu lớn giữa các tàu Cảnh sát biển của cả Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang phát triển các loại phương tiện để tiếp cận quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku với thời gian được tính bằng giờ chứ không phải tính bằng ngày.
Từ đó, nếu chiếm thế thượng phong trong cuộc đua kiểm soát và quyết tâm sử dụng vũ lực để chiếm các đảo, Trung Quốc có cơ hội lớn hơn và sau đó, tiếp tục để mắt đến nhóm đảo Sakashima chiếc lược, hấp dẫn hơn.
Hiện nay, thế thượng phong đang do Mỹ nắm giữ, với việctriển khai ban đầu 24 máy bay MV- 22B Osprey tại căn cứ Futenma ở Okinawa.
Nhờ cấu tạo cánh quạt và động cơ đặc biệt, MV- 22B Osprey có khả năng cất cánh như trực thăng, bay với tốc độ 450 km/h, chở 24 binh sĩ và khoảng 6 tấn hàng hóa, tiếp cận các đảo tranh chấp. Nếu triển khai toàn bộ 24 máy bay MV- 22B Osprey tại căn cứ Futenma, tổng cộng khoảng 500 quân, 140 tấn vũ khí có thể được triển khai tới quần đảo Senkaku hoặc Sakashima chỉ trong vòng một giờ.
 Ngày 17/9/2013, hãng tin Kyodo đưa tin, chỉ huy hiện tại của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ ở đảo Okinawa, Trung tướng John Wissler từng nhấn mạnh với  Thống đốc Okinawa Hirokazu Nakaimu rằng, Osprey có “khả năng tiếp cận quần đảo Senkaku".
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang nhanh chóng tăng cường lực lượng trong khu vực. Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) đã nhận được tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Bizon (Project 958) do Ukraine chế tạo. Trung Quốc có ít nhất 3 tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Bizon (nhiều hơn dự kiến ban đầu), nhưng nước này có thể tiếp tục chế tạo, phát triển thêm các phiên bản nội địa.
Được Liên Xô chế tạo và phát triển, tàu đệm khí Bizon có khả năng xâm nhập nhanh chóng vào các nước NATO dọc theo Biển Batltic. Bizon có khả năng chở 500 binh sĩ hoặc 150 tấn vũ khí và di chuyển với tốc độ 63 hải lý/h. Với chỉ cần 4 chiếc Bizon, Hải quân Trung Quốc có khả năng đưa 2.000 quân hay 600 tấn vũ khí tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ trong vòng 4-5 giờ.
Những dấu hiệu trên cho thấy hiện đang có sự chạy đua giữa Osprey và Bizon. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể chiếm được ưu thế nếu họ thành công trong việc phát triển các máy bay tương tự như Osprey. Đây là tham vọng mà Trung Quốc đang theo đuổi trong gần thập kỷ qua. Ngày 18/8, một bài báo đăng trên cổng thông tin Viện Nghiên cứu và Phát triển máy bay trực thăng Trung Quốc (CHRDI) cho biết, họ đang phát triển một mẫu máy bay được gọi là Cá voi Xanh, có khả năng mang 20 tấn hàng hóa, đạt tốc độ khoảng 480 km/h và có bán kính chiến đấu khoảng 800 km.
Mô hình của Cá voi Xanh đã xuất hiện trong một triển lãm công nghệ trực thăng của Trung Quốc gần đây tại Thiên Tân. Sự xuất hiện này rõ ràng là sự xác nhận chương trình là có thực và đang hoạt động.
Chương trình Cá voi Xanh khá giống với chương trình Bell-Boeing phát triển V-44 Quad TiltRotor đã ngừng hoạt động vì khó khăn về mặt kỹ thuật. CHRDI không tiết lộ về thời gian mà họ kỳ vọng đưa Cá voi Xanh vào hoạt động hay Trung Quốc sẽ có chiến lược gì để khắc phục những thách thức về mặt kỹ thuật mà theo một nghiên cứu của Hội đồng Khoa học Quốc phòng Mỹ năm 2005, phải mất 20 – 25 năm để vượt qua. Tuy nhiên, một số người cho rằng, Trung Quốc có thể đang kỳ vọng có thể thiết kế và chế tạo thành công mẫu máy bay đầy thách thức này trước Mỹ.
Đối với Bắc Kinh, kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo lớn hơn là Sakashima, trong đó có các cảng và sân bay không đơn giản là vấn đề về lịch sử hoặc để kiểm soát các nguồn tài nguyên. Đây thực chất là cuộc chay đua giành vị thế chiến lược có khả năng tác động tới tương lai của Đài Loan.
Từ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và đặc biệt là Sakashima, quân đội Trung Quốc có thể dễ dàng bao vây, phong tỏa Đài Loan và phát động các cuộc tấn công đa diện để nhanh chóng chiếm giữ các sân bay hòng hỗ trợ cho các lực lượng xâm lược được triển khai tiếp đó.
Trong khi đó, trước khi phát động bất cứ cuộc xâm lược nào, quyền kiểm soát các quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Sakashima cho phép Bắc Kinh có khả năng gây áp lực chính trị đáng kể đối với Đài Bắc. Quyền kiểm soát các quần đảo cũng mang lại cho Bắc Kinh khả năng tuyên bố chủ quyền đối với chuỗi đảo Ryukyu nếu họ có tham vọng này.
Chưa hết, muốn tiếp cận Thái Bình Dương, các lực lượng hải quân Trung Quốc cũng phải vượt qua eo biển Miyako tại Sakashimas. Nhóm đảo Sakashimas trong thực tế đang đóng vai trò là một điểm chốt ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Đây là một mắt xích vô cùng quan trong trong "Chuỗi đảo thứ nhất”.
Trên thực tế, khả năng quân sự đang phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của Trung Quốc sẽ buộc Mỹ phải duy trì vị trí đứng đầu trong cuộc chạy đua vũ khí trên nhiều phương diện. Và cuộc chạy đua vũ khí cũng như như các tác động của nó đang được định hình mạnh mẽ và nhanh chóng trên Biển Hoa Đông.
Bạch Dương (Theo thediplomat)

Bình luận(0)