7 lý do Nga không nỡ “buông tay” Ukraine

Google News

(Kiến Thức) - Vấn đề lịch sử gắn bó lâu dài, năng lượng hay hải quân là những nguyên nhân chính khiến Nga không nỡ “buông tay” Ukraine.

1. Các đường dẫn khí đốt tự nhiên của Nga chạy qua vùng lãnh thổ Ukraine
Khí đốt từ lâu vốn là vấn đề bùng nổ giữa hai nước. Moscow là nhà cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU), chiếm 1/3 lượng hàng nhập khẩu của khu vực này.
 Tuy nhiên, khoảng một nửa chiều dài đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga sang EU lại chạy qua các vùng lãnh thổ của Ukraine.
Cùng với đó, Ukraine còn là một thị trường tiêu thụ khí đốt của Nga. Vì thế, Ukraine luôn tranh cãi với Nga về giá cả mà Nga bán cho họ. Những bất đồng xung quanh vấn đề này luôn khiến Nga đau đầu bởi chỉ một động thái ngắt đường ống dẫn của Ukraine cũng có thể khiến Nga tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ.
2.  Nga coi Ukraine là một nước chư hầu
Quay trở lại thời kì Đế quốc Nga, cụm từ “Nước Nga nhỏ” thường để chỉ tới những vùng đất của đất nước Ukraine hiện nay. Còn ngày nay, gần 100 năm sau, Tổng thống Nga Putin vẫn đang sử dụng danh từ này để chỉ Ukraine. Điển hình, năm 2009, ông còn gọi Ukraine bằng tên cụm từ này khi đọc lại trích dẫn những dòng nhật ký của Anton Denikin, một người lính chỉ huy.
3. Không có Ukraine, cũng sẽ không có Liên minh Á-Âu
Liên minh này được hình thành bởi các quốc gia trước đây từng thuộc Liên Xô và lấy Liên bang Nga làm trọng tâm. Còn Ukraine được coi là “con át chủ bài” của Nga trong kế hoạch lập ra liên minh bởi sợi dây lịch sử cùng với vị thế chiến lược tiếp giáp với EU của nó.
 Tổng thống Nga V.Putin và hai người đồng cấp Belarus (phải) và Kazakhstan (trái) tromg một hội nghị thuộc khuôn khổ Liên minh Á-Âu.

Hồi đầu tháng trước, Quốc hội Ukraine đã thông qua chương trình phát triển quan hệ hợp tác thương mại kinh tế với các thành viên của liên minh thuế quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan. Quyết định này được đưa ra mặc dầu nước này vẫn còn đang xem xét xem có gia nhập Liên minh Á-Âu hay không.
4. Lịch sử gắn bó giữa hai nước
Từ quan điểm của người Nga, họ luôn coi Nga và Ukraine có chung nguồn gốc văn hóa và lịch sử sâu sắc. Đối với họ, thủ đô Kiev của Ukraine hiện đại chính là cội nguồn của Kito giáo chính thống và cả nền văn minh của Nga.
Theo đó, Kiev chính là trung tâm của nền văn minh hùng mạnh có tên là Kievan Rus, một nhà nước liên bang thời trung cổ của bộ tộc người Slav thành lập hồi thế kỉ 9. Nhà nước này chính là tiền thân của hai nước Nga và Ukraine.
5. Ukraine luôn nằm trong tầm phạm vi ảnh hưởng của Nga
Cuộc đấu tranh giữa Nga và Ukraine để tranh giành uy quyền tối cao ở Trung Á hồi thế kỷ 19 (thường được gọi là Great Game) sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về thái độ của Nga đối với nước láng giềng trong thời điểm hiện nay.
Nga vẫn luôn nhìn nhận ảnh hưởng khu vực giống như một trò chơi có tổng bằng 0 (tức trò chơi nào cũng phải có bên được, bên mất). Do vậy, Moscow luôn giữ Ukraine nằm trong phạm vi gọi là “lợi ích đặc quyền của Nga”.
6. "Món quà” Crimea
Crimea, vùng đất phía nam của Ukraine ở Biển Đen, từng thuộc về nước Nga cho tới năm 1954 khi Liên bang Xô Viết trao tặng cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraine để thắt chặt tình anh em.
Quang cảnh của Crimea.
Cho tới nay, các nhà sử học vẫn không lý giải được điều đó. Tuy nhiên, chắc chắn Tổng thống Putin không hề muốn món quà đó vượt quá xa tầm tay.
7. Hải quân
Căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga đóng ở thành phố Crimean, Sevastopol, nằm cách thành phố Sochi của Nga chưa tới 320 Km. Nếu chính phủ Ukraine không muốn cho họ thuê căn cứ đó nữa, chính quyền Nga buộc lòng phải rời căn cứ hải quân này tới Novorosiysk.
Hạm đội Biển Đen của Nga trong lễ duyệt binh kỷ niệm 230 năm ngày thành lập.
Cụ thể, hồi tháng 12, Nga đã đề xuất bán khí đốt cho Ukraine với giá rẻ hơn so với các nước khác để giành các điều kiện tốt hơn trong hợp đồng thuê căn cứ của họ ở Sevastopol.
Thanh Nga

Bình luận(0)