Việt Nam: Cầu nối giữa ASEAN và SCO

Google News

Các mối quan hệ SCO-ASEAN gần gũi hơn sẽ tăng cường sự ổn định trong khu vực và tăng cường hợp tác giữa hai tổ chức.

 Cácc nước thành viên và quan sát viên của SCO.

Khả năng mở rộng Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) bằng việc kết nạp Việt Nam là việc hoàn toàn hợp lý. Đó là ý kiến của Phó giám đốc Viện nghiên cứu Viễn Đông, ông Sergei Luzyanin, khi trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói nước Nga.

Vấn đề mở rộng SCO luôn luôn được các chuyên gia và các chính trị gia quan tâm. Trong thành phần các nước quan sát viên của SCO, ngoại trừ Ấn Độ, Pakistan, Iran và Mông Cổ, năm 2012 có thêm Afghanistan, và nhóm đối tác đối thoại gồm Belarus và Sri Lanka đã bổ sung thêm Thổ Nhĩ Kỳ. "Cấp thấp hơn" của SCO (quan sát viên và các đối tác) không bị ràng buộc cứng nhắc với bất cứ nghĩa vụ chính trị nào. Và chính điều đó cho phép tổ chức tự khẳng định mình trong các khu vực mới của thế giới.

Từ quan điểm này, việc bổ sung Việt Nam vào thành phần SCO là khá hợp lý. Lúc đầu, có thể tham gia với tư cách là nước quan sát viên. Biên bản ghi nhớ hợp tác của SCO và ASEAN hiện nay vẫn hoạt động một cách yếu ớt. Sự gia nhập của Việt Nam có thể đóng một vai trò xúc tác trong việc phát triển hợp tác giữa hai tổ chức.

Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Sergei Luzyanin, khẳng định rằng đây là thời điểm rất thích hợp. Ông nói: “Hiện nay, SCO và ASEAN đang đổi mới ban lãnh đạo. Tổng thư ký SCO là chính trị gia Nga nổi tiếng Dmitry Mezentsev, còn về phía ASEAN là đại diện Việt Nam – ông Lê Lương Minh. Thiết nghĩ rằng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ hữu ích không chỉ là ‘cuộc hồi sức’ cho Biên bản ghi nhớ, mà còn cho sự phát triển quan hệ Việt-Nga và để Việt Nam bắt đầu hội nhập vào SCO. Nói một cách bóng bẩy, các nhà lãnh đạo mới có thể nâng cấp con đường nối lại mối quan hệ hữu nghị giữa hai cấu trúc và tăng tốc lưu lượng truy cập của nó. Việt Nam có thể trở thành một ‘cửa sổ’ trong ASEAN đối với nước Nga và cho toàn bộ SCO” - chuyên gia Nga nhấn mạnh.

Giáo sư Sergei Luzyanin nhận xét: “Cơ sở khách quan để SCO và Việt Nam gần gũi nhau hơn là cuộc cải cách kinh tế Việt Nam dựa trên sự kết hợp của xã hội chủ nghĩa theo kiểu Việt Nam và chủ nghĩa tự do trong điều kiện thị trường mở. Các chuyên gia cho rằng mô hình hiện đại hóa của Việt Nam là thành công thứ hai ở châu Á, sau Trung Quốc. Rõ ràng, để thực hiện cải cách, Việt Nam sẽ cần phải bổ sung nguồn lực kinh tế có tiềm năng từ các nước SCO. Động lực kinh tế Việt Nam được củng cố bởi các quan hệ Nga-Việt lâu dài, bởi các dự án thành công chung giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng và các ngành khác.”

Sự hội nhập của Việt Nam vào không gian các nước SCO sẽ tăng cường quá trình hội nhập trên các cấp độ khác nhau và trong các kết hợp khác nhau, bao gồm cả tương tác với từng nước ASEAN, SCO và nhóm ba nước Á-Âu.
 
ĐANG ĐỌC NHIỀU:

TIN LIÊN QUAN:


Văn Bình (theo VOR)

Bình luận(0)