Vì sao sáng nay Triều Tiên phóng vệ tinh?

Google News

(Kiến Thức) - Bất chấp những phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế, sáng nay Triều Tiên phóng thành công tên lửa Unha-3 (Ngân Hà-3).

Bệ phóng tên lửa Unha-3.
Bệ phóng tên lửa Unha-3.

Giảng viên quan hệ chính trị quốc tế của ĐH La Trobe, Melbourne, Úc là Benjamin Habib vừa phân tích các động cơ chính trị đằng sau việc bắn tên lửa của Bình Nhưỡng. Chuyên gia Habib đưa ra 3 động cơ chính: thương lượng quốc tế, tăng cường quyền lực trong nước và tận dụng thời cơ.

Năm nay, khu vực Đông Bắc Á diễn ra nhiều cuộc bầu cử và chuyển đổi lãnh đạo ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong bầu không khí sôi động đó, Triều Tiên không muốn ai "lãng quên" mình. Việc phóng tên lửa sáng nay là giải pháp tốt nhất bởi đây là tiến bộ vượt bậc, có thể thay đổi cán cân quân sự, chính trị toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 
Hơn nữa, Triều Tiên sẽ thăm dò những quyết định của đội ngũ lãnh đạo mới của các quốc gia khác. Từ đó, dự đoán phản ứng của các quốc gia đó trong mối quan hệ với Triều Tiên trong tương lai. Từ việc ứng viên giành phần thắng trong cuộc bầu cử ở Seoul sẽ không áp dụng chính sách "nhân nhượng lẫn nhau" của Lee Myung-bak đối với Bình Nhưỡng. Hay việc Nhật Bản có thể áp dụng quan điểm cứng rắn hơn với Triều Tiên nếu Đảng Dân chủ thắng cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò hiện tại cho thấy. Và việc Triều Tiên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong quan hệ Trung-Mỹ cũng là mối quan tâm của Bình Nhưỡng.

Triều Tiên dường như không có ý định từ bỏ các dự án tên lửa và hạt nhân của mình, họ còn tận dụng những chiến thuật quen thuộc từ cuộc khủng hoảng kỹ thuật để thúc đẩy viện trợ từ cộng đồng quốc tế. Những viện trợ từ bên ngoài sẽ giúp lấp đầy những khoảng trống trong nền kinh tế nội địa và đáp ứng nhu cầu thiết yếu như thực phẩm và năng lượng cho Triều Tiên. Từ đó, Triều Tiên mới có thể đổi lấy thỏa thuận phổ biến vũ khí được xác nhận dựa trên các cuộc đàm phán.

Việc phóng tên lửa của Triều Tiên cho thấy manh mối quan trọng về cách thức mà Kim Jong Un và chính phủ của ông đang cố gắng điều hướng các nước vào dòng xoáy chiến lược của họ.

Sau khi xác nhận tin Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa thành công, Nhật Bản và Mỹ ngay lập tức yêu cầu họp Hội đồng Bảo an. Cuộc họp sẽ diễn ra vào sáng 12/12 (khoảng 23h00 giờ Hà Nội).

Trước đó, đại sứ của Nhật tại Liên Hợp Quốc là Tsuneo Nishida yêu cầu Hội đồng Bảo an họp khẩn sau khi Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa sáng nay.

Trong khi đó, các nhà lập pháp của Mỹ cũng phê phán Triều Tiên đang thách thức thế giới với việc bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc để tiến hành phóng tên lửa dưới tuyên bố cuộc phóng vệ tinh.

Ros-Lehtinen, chủ tịch Hội đồng Đối ngoại của Hạ viện Mỹ nhận định: "Bình Nhưỡng đang tiến gần hơn đến mục tiêu sản xuất tên lửa đạn đạo, đe dọa an ninh của khu vực và của Mỹ". Ông cho rằng, cần áp dụng các biện pháp trừng phạt ngoại giao và quốc phòng lớn hơn nữa từ phía Mỹ và các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương đối với Triều Tiên.

Tuần qua các cuộc họp sơ bộ giữa những nhà ngoại giao của các nước trong và ngoài Hội đồng Bảo an cũng được tổ chức để thảo luận về cách thức hành động nếu Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa.
 
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều thống nhất là yêu cầu Hội đồng Bảo an tăng mức trừng phạt đối với Triều Tiên ngang với mức phạt Iran. Mức trừng phạt đó bao gồm tăng danh sách của các thể chế tài chính, các tổ chức, cá nhân bị phong tỏa tài sản.


Nguyên Thảo (theo Reuters, AP)

Bình luận(0)