Ổi, cam, chanh chứa nhiều vitamin C, chất đóng vai trò quan vào việc chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể. Vitamin C cũng giúp các tế bào bạch cầu thực hiện tốt chức năng chống nhiễm trùng, cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Ổi chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất làm giảm thiểu cholesterol và bệnh tim.Tất cả loại rau, quả màu cam, vàng và đỏ rất giàu beta carotene, chất giúp bảo vệ hệ miễn dịch. Tác động lên vào các thành phần khác nhau của hệ miễn dịch, beta carotene giúp cơ thể kháng nhiễm trùng tương đối hiệu quả.Tỏi có tác dụng chống lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và có chức năng chống viêm, ngoài ra tỏi còn chống bệnh tim và hàm lượng cholesterol trong máu cao. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, tỏi đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư. Allicin trong tỏi giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn.Hạt lanh chứa axit alpha-linolenic, omega-3 và lignans, kích tố nữ; những thành phàn này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các phản ứng của hệ miễn dịch. Khi tác động lên các thành phần tham gia vào phản ứng miễn dịch, những hợp chất này sẽ chống nhiễm trùng và bệnh tự miễn dịch.Nghệ giàu vitamin B6 và nhiều khoáng chất như kali, mangan và sắt, những chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của hệ thống bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, nghệ chứa curcumin, chất chống oxy hóa và giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp cải thiện chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Sữa chua kich thích sản xuất interferon, một thành phần quan trọng giúp tăng chức năng hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, dùng sữa chua hằng ngày giúp làm giảm nguy cơ phát triển của nhiễm nấm âm đạo.Thiếu vitamin E sẽ ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch vì vậy, dùng hạt nhân chứa nhiều vitamin E sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.Kẽm là một trong những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể hoạt động ở mức tối ưu. Nó giúp tế bào bạch cầu kháng khuẩn, và đóng vai trò như chất xúc tác trong các phản ứng của hệ miễn dịch. Cua, sò, thịt đỏ rất giàu kẽm, hãy đảm bảo đủ lượng kẽm trong chế độ ăn hằng ngày của bạn. Đặc biệt, những người ăn chay có nguy cơ thiếu kẽm tuy nhiên bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm giàu kẽm khác như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậuRau lá xanh giàu axit folic, chất quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu, những người thiếu axit folic thì không thể tiết ra số lượng kháng thể cần thiết để chống nhiễm trùng. Đặc biệt, với những bà mẹ đang mang thai và cho con bú, axit folic là rất có ích.
Trà xanh chứa hàm lượng lớn catechin và polyphenol, chất chống oxy hóa rất tốt. Nghiên cứu chỉ ra rằng hai chất này có khả năng tiêu diệt bệnh cúm, hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, khi uống trà xanh cần lưu ý không được cho thêm sữa, bởi sữa sẽ kết hợp với catechin làm mất tính chống oxy hóa vốn có của trà. Bạn có thể thêm chút chanh hoặc mật ong, vừa không làm mất đi tác dụng của trà mà còn giúp cải thiện khẩu vị.
TIN LIÊN QUAN:
Bà mẹ kỳ quặc cho con ăn đồ mốc để tăng miễn dịch
10 thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Chị em văn phòng rủ nhau đi khâu "cô bé"
Tận mục quy trình thụ tinh nhân tạo
Sex và teen: "Bảo bối" thoải mái "yêu"
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Ổi, cam, chanh chứa nhiều vitamin C, chất đóng vai trò quan vào việc chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể. Vitamin C cũng giúp các tế bào bạch cầu thực hiện tốt chức năng chống nhiễm trùng, cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Ổi chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất làm giảm thiểu cholesterol và bệnh tim.
Tất cả loại rau, quả màu cam, vàng và đỏ rất giàu beta carotene, chất giúp bảo vệ hệ miễn dịch. Tác động lên vào các thành phần khác nhau của hệ miễn dịch, beta carotene giúp cơ thể kháng nhiễm trùng tương đối hiệu quả.
Tỏi có tác dụng chống lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và có chức năng chống viêm, ngoài ra tỏi còn chống bệnh tim và hàm lượng cholesterol trong máu cao. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, tỏi đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh ung thư. Allicin trong tỏi giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn.
Hạt lanh chứa axit alpha-linolenic, omega-3 và lignans, kích tố nữ; những thành phàn này đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các phản ứng của hệ miễn dịch. Khi tác động lên các thành phần tham gia vào phản ứng miễn dịch, những hợp chất này sẽ chống nhiễm trùng và bệnh tự miễn dịch.
Nghệ giàu vitamin B6 và nhiều khoáng chất như kali, mangan và sắt, những chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của hệ thống bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, nghệ chứa curcumin, chất chống oxy hóa và giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp cải thiện chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Sữa chua kich thích sản xuất interferon, một thành phần quan trọng giúp tăng chức năng hệ miễn dịch. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, dùng sữa chua hằng ngày giúp làm giảm nguy cơ phát triển của nhiễm nấm âm đạo.
Thiếu vitamin E sẽ ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn của hệ miễn dịch vì vậy, dùng hạt nhân chứa nhiều vitamin E sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Kẽm là một trong những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể hoạt động ở mức tối ưu. Nó giúp tế bào bạch cầu kháng khuẩn, và đóng vai trò như chất xúc tác trong các phản ứng của hệ miễn dịch. Cua, sò, thịt đỏ rất giàu kẽm, hãy đảm bảo đủ lượng kẽm trong chế độ ăn hằng ngày của bạn. Đặc biệt, những người ăn chay có nguy cơ thiếu kẽm tuy nhiên bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm giàu kẽm khác như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu
Rau lá xanh giàu axit folic, chất quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu, những người thiếu axit folic thì không thể tiết ra số lượng kháng thể cần thiết để chống nhiễm trùng. Đặc biệt, với những bà mẹ đang mang thai và cho con bú, axit folic là rất có ích.
Trà xanh chứa hàm lượng lớn catechin và polyphenol, chất chống oxy hóa rất tốt. Nghiên cứu chỉ ra rằng hai chất này có khả năng tiêu diệt bệnh cúm, hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên, khi uống trà xanh cần lưu ý không được cho thêm sữa, bởi sữa sẽ kết hợp với catechin làm mất tính chống oxy hóa vốn có của trà. Bạn có thể thêm chút chanh hoặc mật ong, vừa không làm mất đi tác dụng của trà mà còn giúp cải thiện khẩu vị.
TIN LIÊN QUAN:
Bà mẹ kỳ quặc cho con ăn đồ mốc để tăng miễn dịch
10 thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch