Trẻ vẫn ngậm ty mẹ trong khi ngủ. Nhiều mẹ đã quen với việc cho bé ngậm ty khi đi ngủ mà không biết rằng việc này có thể gây nguy hiểm cho bé. Vẫn ngậm ty trong khi ngủ có thể khiến bé vô tình hút luôn cả sữa mẹ mỗi khi hít thở. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé khó ngủ hơn hẳn. Thậm chí, có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Bên cạnh đó, việc ngậm ty mẹ trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng và nướu của bé. Con ngủ ngáy là chuyện bình thường. Con ngủ ngáy đôi khi chính là dấu hiệu cho biết con đang không được khỏe. Ngủ ngáy có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trí thông minh. Sự gián đoạn hơi thở có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ. Cảm giác lo sợ khi đi ngủ. Bạn có bao giờ hù dọa để bé đi ngủ không? Nếu có, bạn đang vô tình tạo ra cho bé một thói quen xáu rồi đấy! Người lớn luôn tin rằng, những câu nói như “Nếu con không ngủ, con sẽ bị…” sẽ giúp bé sợ hãi, ngoan ngoãn nghe lời và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn. Thật ra, việc hù dọa bé như vậy có ảnh hưởng đến thần kinh của bé, bé sẽ không thể ngủ sâu. Đối với nhiều bé, việc này còn khiến bé gặp ác mộng khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Ngủ trễ. Bạn có biết thói quen ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé? Vì trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là thời gian các hoóc-môn tăng trưởng của bé tiết ra nhiều nhất. Nếu trong thời gian này bé không ngủ thì các hoóc môn này sẽ tiết ra ít hơn, là bé không phát triển chiều cao được.Đung đưa bé khi ngủ. Những khi bé giật mình hay quấy khóc, bạn thường bế bé lên đung đưa trên tay hay vỗ nhẹ lưng cho bé? Việc này có thể khiến bé ngủ trở lại nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm khác đối với sức khỏe bé. Não bé trong giai đoạn này còn rất yếu và dễ tổn thương. Đối với những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, việc rung lắc này có thể khiến bé bị xuất huyết não, nhiều trường hợp thậm chí có thể gây ra tử vong cho bé. Nằm sấp khi ngủ. Đã có rất nhiều trường hợp bé bị tử vong do nằm sấp khi ngủ. Tuy nằm sấp không phải là nguyên nhân chính gây nên đột tử ở bé nhưng cũng có ít nhiều liên quan. Nằm sấp khiến cho bé dễ bị ngạt thở do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình trong khi ngủ. Hơn nữa, nằm sấp còn khiến cho nội tạng của bé bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Đặt bé ngủ ở bất kỳ nơi nào có thể. Nhiều nhà khoa học khẳng định: việc trẻ phải ngủ trong tình trạng chuyển động - ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi - khiến giấc ngủ không sâu, khó phục hồi giấc ngủ hơn do sự kích thích chuyển động. Do vậy, để bé ngủ sâu và đẫy giấc, không khóc quấy giữa các giấc thì cha mẹ nên đặt bé ngủ ở một nơ quen thuộc với ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh. Bật đèn sáng khi bé ngủ. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ làm suy yếu thị lực và làm tê liệt sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Chính vì thế mà khi các bé đang ngủ, cha mẹ không nên bật đèn, trừ những trường hợp thật cần thiết.
Trẻ vẫn ngậm ty mẹ trong khi ngủ. Nhiều mẹ đã quen với việc cho bé ngậm ty khi đi ngủ mà không biết rằng việc này có thể gây nguy hiểm cho bé. Vẫn ngậm ty trong khi ngủ có thể khiến bé vô tình hút luôn cả sữa mẹ mỗi khi hít thở. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé khó ngủ hơn hẳn. Thậm chí, có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Bên cạnh đó, việc ngậm ty mẹ trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng và nướu của bé.
Con ngủ ngáy là chuyện bình thường. Con ngủ ngáy đôi khi chính là dấu hiệu cho biết con đang không được khỏe. Ngủ ngáy có thể làm suy giảm chất lượng giấc ngủ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là trí thông minh. Sự gián đoạn hơi thở có thể gây ra chứng rối loạn giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ.
Cảm giác lo sợ khi đi ngủ. Bạn có bao giờ hù dọa để bé đi ngủ không? Nếu có, bạn đang vô tình tạo ra cho bé một thói quen xáu rồi đấy! Người lớn luôn tin rằng, những câu nói như “Nếu con không ngủ, con sẽ bị…” sẽ giúp bé sợ hãi, ngoan ngoãn nghe lời và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn. Thật ra, việc hù dọa bé như vậy có ảnh hưởng đến thần kinh của bé, bé sẽ không thể ngủ sâu. Đối với nhiều bé, việc này còn khiến bé gặp ác mộng khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Ngủ trễ. Bạn có biết thói quen ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé? Vì trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là thời gian các hoóc-môn tăng trưởng của bé tiết ra nhiều nhất. Nếu trong thời gian này bé không ngủ thì các hoóc môn này sẽ tiết ra ít hơn, là bé không phát triển chiều cao được.
Đung đưa bé khi ngủ. Những khi bé giật mình hay quấy khóc, bạn thường bế bé lên đung đưa trên tay hay vỗ nhẹ lưng cho bé? Việc này có thể khiến bé ngủ trở lại nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm khác đối với sức khỏe bé. Não bé trong giai đoạn này còn rất yếu và dễ tổn thương. Đối với những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, việc rung lắc này có thể khiến bé bị xuất huyết não, nhiều trường hợp thậm chí có thể gây ra tử vong cho bé.
Nằm sấp khi ngủ. Đã có rất nhiều trường hợp bé bị tử vong do nằm sấp khi ngủ. Tuy nằm sấp không phải là nguyên nhân chính gây nên đột tử ở bé nhưng cũng có ít nhiều liên quan. Nằm sấp khiến cho bé dễ bị ngạt thở do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình trong khi ngủ. Hơn nữa, nằm sấp còn khiến cho nội tạng của bé bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Đặt bé ngủ ở bất kỳ nơi nào có thể. Nhiều nhà khoa học khẳng định: việc trẻ phải ngủ trong tình trạng chuyển động - ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi - khiến giấc ngủ không sâu, khó phục hồi giấc ngủ hơn do sự kích thích chuyển động. Do vậy, để bé ngủ sâu và đẫy giấc, không khóc quấy giữa các giấc thì cha mẹ nên đặt bé ngủ ở một nơ quen thuộc với ánh sáng dịu nhẹ, yên tĩnh.
Bật đèn sáng khi bé ngủ. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh, ánh sáng mạnh sẽ làm suy yếu thị lực và làm tê liệt sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh. Chính vì thế mà khi các bé đang ngủ, cha mẹ không nên bật đèn, trừ những trường hợp thật cần thiết.