Ám ảnh khi đồng USD xuống đáy

Google News

Theo khảo sát của tờ Financial Times, đồng USD trượt xuống mức thấp nhất trong 33 tháng.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là do áp lực từ hàng loạt nỗi lo lắng trên thị trường, từ thiệt hại do các cơn bão gây ra và căng thẳng với Triều Tiên cho tới bộ máy lãnh đạo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và định hướng chính sách tiền tệ nước này.
Trong phiên giao dịch ngày 8/9, đã có lúc chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – giảm nhiều nhất là 0.7% xuống 91.011, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015. Sau đó, chỉ số này đã xóa bớt đà giảm còn 0.4% tại thời điểm khép phiên.
Am anh khi dong USD xuong day
 Ảnh minh họa: Doanh nhân Sài Gòn.
Bên cạnh đó, sau khi chuyển hướng chú ý vào đồng Euro vì cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và triển vọng giảm bớt quy mô của chương trình mua trái phiếu của cơ quan này, nhà đầu tư lại quay về đồng USD và thấy rằng họ có nhiều lý do để tiếp tục tâm lý bi quan về đồng tiền này. Mặt khác, đồng USD lại chịu thêm áp lực từ các lý do liên quan đến Fed. Cụ thể nhà đầu tư đã không còn đặt niềm tin quá nhiều vào việc Fed sẽ nâng lãi suất một lần nữa trong năm nay.
Đối với một số nhà đầu tư, diễn biến quan trọng hơn từ Fed là việc Phó Chủ tịch Stanley Fischer – một người được xem là có hơi hướng “diều hâu” và có sức ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định chính sách – đệ đơn từ chức. Vì thế, ngân hàng Rabobank cho biết sẽ hạ xác suất nâng lãi suất lần 3 trong năm nay.
Theo quan điểm của George Saravelos – Trưởng Bộ phận Nghiên cứu ngoại hối tại Deutsche Bank, danh sách các ứng viên tiềm năng theo ý ông Donald Trump khiến việc xác định lộ trình chính sách tương lai trở nên bất khả thi.
Nói rộng ra, Kit Juckes, Chiến lược gia của Société Générale, cho rằng hiện có rất ít lý do để thể hiện sự lạc quan về nền kinh tế Mỹ lúc này.
Các chuyên gia phân tích khác tập trung nhiều hơn vào Triều Tiên – một yếu tố có thể làm gia tăng căng thẳng ở Mỹ tại thời điểm này.
Ông Saravelos đề cập đến một lý do cấu trúc cụ thể để duy trì tâm lý bi quan về đồng USD. Một yếu tố mới đang chi phối thị trường ngoại hối là việc điều chỉnh tình trạng mất cân bằng dòng chảy tiền tệ do chính sách tiền tệ bất thường gây ra, ông cho biết.
Ông Saravelos nhận định: “Tỷ trọng đầu tư của người Mỹ ở những quốc gia khác đang ở mức rất thấp... Trong vài năm trở lại đây, người Mỹ đã thanh lý gần như tất cả danh mục tài sản thu nhập cố định ở nước ngoài. Nhiều khả năng là nhà đầu tư đang trong quá trình phân phối lại danh mục đầu tư của mình và đầu tư nhiều hơn ở các quốc gia bên ngoài”.
Theo Mai An/An Ninh Tiền Tệ

>> xem thêm

Bình luận(0)