Được sử dụng nhiều trong vương triều Joseon từ thế kỷ 16, thuyền rùa (tiếng Hàn gọi là Geobukseon) là một phát minh quân sự nổi tiếng của người Triều Tiên. Tên gọi “thuyền rùa” bắt nguồn từ hình dáng đặc trưng của con thuyền, với dáng khum khum như thân rùa, nóc tàu bọc các tấm thép, lởm chởm trông sắc, như những mảnh mai rùa. Có thể coi đây là những thuyền chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới. Thiết kế này giúp con thuyền vô hiệu hóa được một phần hỏa lực đối phương, đồng thời ngăn chặn hữu hiệu những cuộc xâm nhập lên thuyền. Không những phòng thủ tốt, thuyền rùa còn mang hỏa lực rất mạnh. Nó có thể mang tới 30 khẩu đại bác với các kích cỡ khác nhau đặt dọc thân tàu. Ngoài ra, thuyền rùa còn có 24 lỗ châu mai dọc thân và 2 lỗ châu mai trước và sau để các xạ thủ sử dụng súng hỏa mai. Phần đầu rồng của con thuyền không chỉ có tác dụng uy hiếp tinh thần đối phương, mà còn là một ống phun khói làm che khuất tầm nhìn của quân địch. Có khi bộ phần này được lắp đại bác để tăng sức mạnh tấn công.
Thuyền rùa thường được dùng để đánh cận chiến. Chiến thuật của người Triều Tiên là đâm thẳng vào đội hình tàu địch để gây rối loạn, rồi tiếp tục nã đạn vào đối phương. Theo sử sách Triều Tiên, cha đẻ của con tàu là đô đốc Yi Sun-sin, một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất của dân tộc Triều Tiên (1545 - 1598). Dù vậy, các phiên bản thuyền rùa đầu tiên đã được phát triển từ đầu những năm 1400. Vai trò của chúng trong thời gian này không mấy nổi bật do Triều Tiên duy trì được nền hòa bình trong một giai đoạn dài. Thuyền rùa chỉ thực sự trở nên nổi tiếng khi được đô đốc Yi Sun-sin hoàn thiện và thống lĩnh trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của hải quân Nhật Bản do Toyotomi Hideyoshi chỉ huy từ năm 1592-1598. Trong cuộc chiến này, thuyền rùa đã lập nhiều nhiều chiến công, gây tổn thất nặng nề cho quân Nhật. Ngày nay, thuyền rùa Geobukseon được coi là một biểu tượng lịch sử của dân tộc Triều Tiên. Có hể bắt gặp nhiều mô hình, tượng đài về con thuyền này ở các bảo tàng và địa điểm công cộng trên khắp đất nước và kể cả ở Hàn Quốc. Ảnh: Internet.
Được sử dụng nhiều trong vương triều Joseon từ thế kỷ 16, thuyền rùa (tiếng Hàn gọi là Geobukseon) là một phát minh quân sự nổi tiếng của người Triều Tiên.
Tên gọi “thuyền rùa” bắt nguồn từ hình dáng đặc trưng của con thuyền, với dáng khum khum như thân rùa, nóc tàu bọc các tấm thép, lởm chởm trông sắc, như những mảnh mai rùa. Có thể coi đây là những thuyền chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới.
Thiết kế này giúp con thuyền vô hiệu hóa được một phần hỏa lực đối phương, đồng thời ngăn chặn hữu hiệu những cuộc xâm nhập lên thuyền.
Không những phòng thủ tốt, thuyền rùa còn mang hỏa lực rất mạnh. Nó có thể mang tới 30 khẩu đại bác với các kích cỡ khác nhau đặt dọc thân tàu.
Ngoài ra, thuyền rùa còn có 24 lỗ châu mai dọc thân và 2 lỗ châu mai trước và sau để các xạ thủ sử dụng súng hỏa mai.
Phần đầu rồng của con thuyền không chỉ có tác dụng uy hiếp tinh thần đối phương, mà còn là một ống phun khói làm che khuất tầm nhìn của quân địch. Có khi bộ phần này được lắp đại bác để tăng sức mạnh tấn công.
Thuyền rùa thường được dùng để đánh cận chiến. Chiến thuật của người Triều Tiên là đâm thẳng vào đội hình tàu địch để gây rối loạn, rồi tiếp tục nã đạn vào đối phương.
Theo sử sách Triều Tiên, cha đẻ của con tàu là đô đốc Yi Sun-sin, một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất của dân tộc Triều Tiên (1545 - 1598). Dù vậy, các phiên bản thuyền rùa đầu tiên đã được phát triển từ đầu những năm 1400. Vai trò của chúng trong thời gian này không mấy nổi bật do Triều Tiên duy trì được nền hòa bình trong một giai đoạn dài.
Thuyền rùa chỉ thực sự trở nên nổi tiếng khi được đô đốc Yi Sun-sin hoàn thiện và thống lĩnh trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của hải quân Nhật Bản do Toyotomi Hideyoshi chỉ huy từ năm 1592-1598. Trong cuộc chiến này, thuyền rùa đã lập nhiều nhiều chiến công, gây tổn thất nặng nề cho quân Nhật.
Ngày nay, thuyền rùa Geobukseon được coi là một biểu tượng lịch sử của dân tộc Triều Tiên. Có hể bắt gặp nhiều mô hình, tượng đài về con thuyền này ở các bảo tàng và địa điểm công cộng trên khắp đất nước và kể cả ở Hàn Quốc. Ảnh: Internet.