Những ẩn số Tượng Champa ở Tây Nguyên

Google News

Cùng với tượng nhà mồ chất liệu gỗ, những tượng đá Champa đã tôn cao hơn nền nghệ thuật điêu khắc trên đất Tây Nguyên.

- Cùng với tượng nhà mồ chất liệu gỗ, những tượng đá Champa đã tôn cao hơn nền nghệ thuật điêu khắc trên đất Tây Nguyên.

Tôn thờ như những vị thần

Khi văn hóa Champa lan tỏa gia nhập vào tinh thần xã hội của cư dân, bên cạnh những tháp Champa, những tượng Champa cũng tham gia vào đời sống tinh thần của người dân. Cho đến nay, trong những ngôi miếu thờ nhỏ khiêm nhường, linh thiêng ấy, đôi chỗ những tượng điêu khắc Champa được đưa vào tôn thờ như những vị thần từng được thờ cúng trên đất cao nguyên. Trong nhiều ngôi miếu thờ tại Kon Tum trước đây có khá nhiều tượng thờ được tìm thấy, trong đó có nhiều tượng có giá trị nghệ thuật cao. Một trong những bức tượng có giá trị đó là bức phù điêu thần Shiva được tạc trên phiến đá cao 0,85m, rộng 0,53m, dày 0,35m.

Đây là bức phù điêu tìm được tạc trên chất liệu đá xám nhạt. Kích thước dài 0,36m, rộng 0,28m, dày 0,23m thể hiện gương mặt của vị thần nhìn thẳng với mũ miện trên đầu, gương mặt bầu bĩnh, phúc hậu. Hai mắt to, mũi cao, cánh mũi rộng, miệng rộng, môi  dày. Nếu những họa tiết hoa văn Champa làm chủ đạo trang trí trên mũ, đồ trang sức đeo tai thì chiếc vòng cổ với nhiều hạt tròn có tua lại phảng phất nét hoa văn trang trí của người Tây Nguyên trong đồ trang sức.

- Tượng thần Shiva tìm được tại Gia Lai cao 1,0m. rộng 0,7m, dày 0,33m thể hiện hình ảnh vị thần ngồi trên bệ Yony, một hình thức tượng thờ ngẫu tượng truyền thống của nghệ thuật điêu khắc Champa thì hình ảnh thần Shiva với những họa tiết khắc tạc tà Sampot uốn lượng chảy mềm dài đầu xoắn lại, hai tà hai bên buông phủ ôm lấy cặp đùi khỏe mạnh mang dáng dấp của tà khố trang phục của đồng bào các dân tộc ở đây.

- Phù điêu tượng Phật tìm được hiện bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Phù điêu thể hiện hình ảnh một vị phật ngồi thiền trên một phiến đá kích thước dài 0,56m, rộng 0,39m, dày 0,12m, đầu tượng đội mũ hình chóp trang trí hoa văn cánh sen kết dải. Gương mặt hình trái xoan thanh thoát, tai chảy dài. Sau lưng tượng có khắc 5 dòng chữ, được dịch ra: Mọi pháp đều có nguyên nhân. Đức Như Lai đã nói về nguyên nhân và sự tiêu diệt của chúng. Đại Sa Môn đã nói như vậy.

- Phù điêu Tu sĩ gồm 2 bức được tìm thấy tại xã Đắc Bằng, huyện Krôngpa.

 Với kích thước dài 0,85m, rộng 39m, dày 0,2m. Hình ảnh hai tu sĩ đầu đội mũ chóp nhọn, ngồi xếp bằng với gương mặt thư thái, sống mũi cao, tai to chảy dài, thân để trần. Hai tay đặt trước lòng.

Phù điêu thần Shiva.
Phù điêu thần Shiva.

Những nét đặc trưng riêng

Những tượng đá Champa trên đất Tây Nguyên hiện nay tìm được chưa nhiều, nhưng vẫn mang nét riêng. Về tín ngưỡng cho thấy, khi văn hóa Champa phát triển và tỏa sáng, bằng mối quan hệ lâu đời với các tộc người, văn hóa Champa đã tìm đến Tây Nguyên và lan tỏa vào cộng đồng người ở đây. Nhưng tượng tìm được cho thấy, ngoài Ấn Độ giáo, thì đạo Phật cũng có mặt ở đây. Sự hiện diện của các pho tượng là một phần của văn hóa Tây Nguyên trong lịch sử, điều đó đã nói lên không gian mở của văn hóa Tây Nguyên, tiếp thu, hội nhập các yếu tố văn hóa của các nền văn hóa khác. Những tượng Champa ở Tây Nguyên, với yếu tố nghệ thuật truyền thống Champa làm chủ đạo thì những yếu tố văn hóa Tây Nguyên cũng gia nhập vào hệ thống tượng này với những nét đơn sơ, dù ít ỏi nhưng vẫn thấy yếu tố bản địa mà chỉ có ở các tộc người sinh sống trên cao nguyên tạo nên nét riêng của tượng Champa trên đất Cao nguyên.

Cùng với tượng nhà mồ chất liệu gỗ, những tượng đá Champa đã làm phong  phú thêm nền nghệ thuật điêu khắc trên đất Tây Nguyên. Nếu những tượng nhà mồ, do biến động của xã hội, sự can thiệp từ thiên nhiên dần mất đi theo năm tháng thì những tượng đá Champa từ ngày xưa cho đến bây giờ vẫn trầm mặc, để cho thế hệ sau suy tưởng, người Chăm đã lên đây để lại dấu vết nền văn hóa của mình hay các tộc người Tây Nguyên đã tiếp thu văn hóa Champa để tạo nên những bức tượng đó để lại cho thế hệ sau.
 
Phù điêu Tu Sĩ.
Phù điêu Tu Sĩ.
TS Lê Đình Phụng (nguyên Trưởng phòng Khảo cổ, Viện Khảo cổ)
[links()]

Bình luận(0)