Nếu còn mắc sai lầm này khi ăn cơm, bạn sẽ rước bệnh vào thân

Google News

Thói quen ăn nhiều cơm làm cho tính cân đối của khẩu phần không được đảm bảo, gây hại cho sức khỏe.
    

Ăn nhiều cơm
TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng trong cơm chứa nhiều đường. Nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống.
Ăn nhiều cơm bị tiểu đường sẽ gây biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người mắc ĐTĐ…
Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.
Neu con mac sai lam nay khi an com, ban se ruoc benh vao than
Ảnh minh họa. 
Ăn gạo trắng, nhìn đẹp mắt
TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà cho biết, các loại gạo trông rất trắng và đẹp mắt do quá trình xay sát kỹ nên đã làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ…
Do vậy chúng ta nên chọn các loại gạo không xay sát quá kỹ cho bữa ăn hàng ngày. Gạo lứt là gạo không bị xay sát kỹ, vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài hạt gạo, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ trong việc kiểm soát đường huyết, để hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.
Chỉ ăn cơm
Theo TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, trong bữa ăn, nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau (như khoai lang, khoai tây, ngô …) để làm đa dạng bữa ăn và các chất dinh dưỡng, tăng cường lợi ích cho sức khỏe.
Quên ăn rau củ
Theo TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà khi ăn cơm, chúng ta cần phải cân đối 3 nhóm chất còn lại bao gồm chất béo, đạm và vitamin, khoáng chất, nhất là không được quên ăn thêm nhiều rau củ. Trong đó, nên tăng cường ăn rau xanh lá. Ngoài ra, khi chế biến rau củ, chuyên gia khuyên nên ăn ngay bởi trong quá trình đun nấu, lượng vitamin có thể tan biến từ 70-80%, nếu để lâu, số còn lại cũng sẽ không còn.
* MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ XEM VIDEO:
Những sai lầm khi ăn bưởi gây hại sức khỏe (Nguồn
 YouTube/Cuộc sống hạnh phúc): 
 Cơm chan canh
Nhiều người thường có thói quen ăn cơm là phải chan với canh, bởi như thế cơm sẽ dễ nuốt trôi vào dạ dày, dễ ăn hơn, nhai ít hơn… không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
Ngoài ra, nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm.
Chuyên gia dinh dưỡng cũng lưu ý, mọi người nên chọn nhóm thực phẩm giàu đạm cung cấp các thành phần thiết yếu để xây dựng nên cơ thể, đảm bảo cơ thể tăng trưởng và duy trì nhiều hoạt động sống và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật; Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật từ các loài gia súc, gia cầm, hải sản và đạm thực vật từ các loại đậu, đỗ…
Theo Diệu Thu/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)