Thiên tài đã… tuyệt chủng?

Google News

(Kiến Thức) - Một nhà tâm lý học tại Mỹ đã khiến nhiều sửng sốt khi khẳng định: thiên tài khoa học đã tuyệt chùng.

Giáo sư, nhà tâm lý học Dean Keith Simonton thuộc trường đại học California, Davis, người có hơn 30 năm nghiên cứu về các thiên tài khoa học, đã đưa ra một nhận định rằng sau Einstein, thiên tài khoa học thế giới đã “tuyệt chủng”.

Trong bài viết miêu tả về các thiên tài khoa học, Simonton khẳng định trong khi các nhà khoa học sáng tạo chỉ đưa ra ý tưởng có tính hữu ích, các thiên tài thường đem lại những khái niệm hoàn toàn mới mẻ, khiến người khác ngạc nhiên. Thay vì mở rộng những kiến thức đã có, các thiên tài thường đưa ra những bước tiến quan trọng.

 Sau Einstein chưa có thiên tài khoa học thực sự nào xuất hiện.

“Theo quan điểm của tôi, các nhà khoa học hiện nay đều có sự sáng tạo và khả năng “tiến hành cách mạng”. Nhiều thuyết và công cụ đã giúp chúng ta có thể vươn xa tới được Vũ trụ. Chúng ta cũng có thể nghiên cứu được những thể sống nhỏ nhất, những phân tử chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn. Những bước tiến trong tương lai chắc chắn cũng sẽ được xây dựng trên nền tảng những kiến thức đã có, chứ khó có khả năng  thay thế được những nền tảng kiến thức hiện có”.

Luận điểm của Simonton nghiêng về quan điểm khoa học hiện đại đã sớm được “lập trình”. Những điểm mấu chốt đã được tìm ra, sắp xếp, đánh số. Những gì chúng ta cần làm chỉ là nối chúng lại với nhau.

Đây không phải lần đầu tiên quan điểm này được đưa ra. Vào năm 1901, nhà vật lý Lord Kelvin đã nói: “Trong lĩnh vực vật lý, giờ không có gì mới để phát hiện ra. Công việc còn lại chỉ là làm rõ hơn các vấn đề trong đó mà thôi”.

Liệu “nền khoa học lớn” có “giết chết” các thiên tài?

Bàn về “nền khoa học lớn”, Simonton nói: “Khoa học tự  nhiên đã được mở rộng rất nhiều, và nền tảng kiến thức cũng rất phức tạp và có tính chuyên môn hóa cao. Đó là lý do vì sao nhiều công trình có tính tiên phong đều do nhiều đội, nhóm thực hiện”.

Đây là nguyên nhân vì sao khoa học đang bị biến thành một “nhà máy”, nơi mỗi bộ phận chịu trách nhiệm một phần riêng biệt. Điều này có mặt lợi là nó giúp khoa học tiếp tục được vận hành nhưng nó lại làm thui chột khả năng sáng tạo và sự thiên tài của các nhà khoa học, những người không bị ràng buộc bởi những nhận thức trước đó, để tạo ra tính mới lạ cho khoa học.

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

TIN LIÊN QUAN:

Hiền Thảo (theo Irish Time)

Bình luận(0)