Australia là quốc gia nổi tiếng với các sinh vật có nọc độc, điển hình là nhiều loài rắn có nọc độc cao nhất thế giới. Loài rắn nắm giữ “vương vị” độc nhất thế giới là Oxyuranus microlepidotus, loài rắn bản địa của Australia, nọc độc từ một vết cắn của nó có khả năng giết 250.000 con chuột trong phòng thí nghiệm.Nọc độc của Oxyuranus microlepidotus đã thu hút nhiều nghiên cứu khoa học về độc tố. Tại sao nọc độc của loài này lại cao đến vậy? Và tại sao quá trình tiến hóa lại để cho loài rắn sở hữu nhiều độc tố đến mức trở thành “thương hiệu” như vậy? Thực tế, con người chúng ta vẫn còn hiểu biết rất ít về cách thức loài rắn sử dụng nọc độc của nó trong tự nhiên. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có ảnh hưởng khá lớn đến thành phần trong nọc độc của loài này. Ngoài ra, tổ tiên chung của tất cả các loài rắn sở hữu cùng hệ thống nọc độc thô sơ. Điều đó có nghĩa tất cả các loài rắn có cơ hội tiến hóa trở nên độc hơn. Các loài rắn nhanh chóng đa dạng hóa trong môi trường mới. Một lý thuyết từng tồn tại phổ biến là loài rắn chỉ đơn giản phát triển nọc độc để có thể giết nhanh chóng một con mồi tiềm năng. Nhưng nghiên cứu mới đây tiết lộ sự tương quan mạnh mẽ giữa sở thích con mồi và thành phần nọc độc. Mỗi loài rắn chuyên về một loại mồi khác nhau, chúng có thể có nọc độc khác nhau. Sống trong một khắc nghiệt, môi trường khô hạn cũng là nguyên nhân loài rắn phát triển nọc độc, nó phải bảo tồn tài nguyên bằng cách chỉ dùng một phần rất nhỏ nọc độc mỗi khi cắn một con mồi. Loài rắn cũng phải đồng tiến hóa với con mồi tự nhiên của chúng, một số con mồi theo thời gian đã phát triển đề kháng với nọc độc của rắn. Đó là một trong những nguyên nhân mà chúng cũng phải “nâng cấp” nọc độc của mình.
Australia là quốc gia nổi tiếng với các sinh vật có nọc độc, điển hình là nhiều loài rắn có nọc độc cao nhất thế giới. Loài rắn nắm giữ “vương vị” độc nhất thế giới là Oxyuranus microlepidotus, loài rắn bản địa của Australia, nọc độc từ một vết cắn của nó có khả năng giết 250.000 con chuột trong phòng thí nghiệm.
Nọc độc của Oxyuranus microlepidotus đã thu hút nhiều nghiên cứu khoa học về độc tố. Tại sao nọc độc của loài này lại cao đến vậy? Và tại sao quá trình tiến hóa lại để cho loài rắn sở hữu nhiều độc tố đến mức trở thành “thương hiệu” như vậy?
Thực tế, con người chúng ta vẫn còn hiểu biết rất ít về cách thức loài rắn sử dụng nọc độc của nó trong tự nhiên. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có ảnh hưởng khá lớn đến thành phần trong nọc độc của loài này.
Ngoài ra, tổ tiên chung của tất cả các loài rắn sở hữu cùng hệ thống nọc độc thô sơ. Điều đó có nghĩa tất cả các loài rắn có cơ hội tiến hóa trở nên độc hơn.
Các loài rắn nhanh chóng đa dạng hóa trong môi trường mới. Một lý thuyết từng tồn tại phổ biến là loài rắn chỉ đơn giản phát triển nọc độc để có thể giết nhanh chóng một con mồi tiềm năng.
Nhưng nghiên cứu mới đây tiết lộ sự tương quan mạnh mẽ giữa sở thích con mồi và thành phần nọc độc. Mỗi loài rắn chuyên về một loại mồi khác nhau, chúng có thể có nọc độc khác nhau.
Sống trong một khắc nghiệt, môi trường khô hạn cũng là nguyên nhân loài rắn phát triển nọc độc, nó phải bảo tồn tài nguyên bằng cách chỉ dùng một phần rất nhỏ nọc độc mỗi khi cắn một con mồi.
Loài rắn cũng phải đồng tiến hóa với con mồi tự nhiên của chúng, một số con mồi theo thời gian đã phát triển đề kháng với nọc độc của rắn. Đó là một trong những nguyên nhân mà chúng cũng phải “nâng cấp” nọc độc của mình.