Những hình ảnh hiếm hoi về trận chiến sinh tử của hai kẻ thù tự nhiên này đã được nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Hennie Lacock ghi lại tại sa mạc Kalahari, Nam Phi. Hennie Lacock và vợ vô tình được chứng kiến cuộc chiến sắp nổ ra khi đi picnic ngoài trời ở vương quốc động vật khắc nghiệt và hoang dã của châu Phi. Những chú cầy mangut đói ăn đã cố gắng tấn công một con rắn hổ mang độc đang nằm cuộn tròn trên cát. Cầy mangut nhảy bổ vào tấn công, nhưng rắn hổ mang đã kịp nhìn thấy nó vào đúng những giây cuối cùng nên tấn công trở lại, về sau cầy mangut có vẻ yếu thế nên đành phải bỏ chạy. Cầy mangut có thể giết chết một con rắn hổ mang chúa dài tới 3m nhờ vào khả năng né đòn mổ, quấn của rắn cực kỳ nhanh và cắn tấn công rất chính xác. Bộ lông dày của cầy mangut giúp chống lại chất độc từ rắn gấp 20 lần so với loài chuột. Ngoài ra, trong cơ thể Mangut có chất giải độc, cho dù có bị rắn cắn cũng không hề hấn gì. Cầy Mangut là kẻ thù tự nhiên của rắn hổ mang, loài này có bản tính tự nhiên là luôn đối đầu với rắn. Mangut thích nhất là ăn rắn độc, và chất độc của rắn càng lớn thì Mangut càng thích ăn. Độc tính của rắn hổ mang rất lớn nên là thức ăn thường xuyên của Mangut. Cơ thể của Mangut tương đối nhỏ, nhưng động tác linh hoạt và khi đánh nhau với rắn thì lông trên người nó dựng cả lên, nhìn cao gấp đôi bình thường và giúp tránh bị rắn hổ mang cắn khi giao đấu.
Những hình ảnh hiếm hoi về trận chiến sinh tử của hai kẻ thù tự nhiên này đã được nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Hennie Lacock ghi lại tại sa mạc Kalahari, Nam Phi.
Hennie Lacock và vợ vô tình được chứng kiến cuộc chiến sắp nổ ra khi đi picnic ngoài trời ở vương quốc động vật khắc nghiệt và hoang dã của châu Phi.
Những chú cầy mangut đói ăn đã cố gắng tấn công một con rắn hổ mang độc đang nằm cuộn tròn trên cát.
Cầy mangut nhảy bổ vào tấn công, nhưng rắn hổ mang đã kịp nhìn thấy nó vào đúng những giây cuối cùng nên tấn công trở lại, về sau cầy mangut có vẻ yếu thế nên đành phải bỏ chạy.
Cầy mangut có thể giết chết một con rắn hổ mang chúa dài tới 3m nhờ vào khả năng né đòn mổ, quấn của rắn cực kỳ nhanh và cắn tấn công rất chính xác.
Bộ lông dày của cầy mangut giúp chống lại chất độc từ rắn gấp 20 lần so với loài chuột. Ngoài ra, trong cơ thể Mangut có chất giải độc, cho dù có bị rắn cắn cũng không hề hấn gì.
Cầy Mangut là kẻ thù tự nhiên của rắn hổ mang, loài này có bản tính tự nhiên là luôn đối đầu với rắn. Mangut thích nhất là ăn rắn độc, và chất độc của rắn càng lớn thì Mangut càng thích ăn.
Độc tính của rắn hổ mang rất lớn nên là thức ăn thường xuyên của Mangut. Cơ thể của Mangut tương đối nhỏ, nhưng động tác linh hoạt và khi đánh nhau với rắn thì lông trên người nó dựng cả lên, nhìn cao gấp đôi bình thường và giúp tránh bị rắn hổ mang cắn khi giao đấu.