Phát hiện lục địa siêu cổ đại dưới lòng đại dương

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học cho biết họ vừa tìm ra dấu tích của Mauritia, một lục địa tồn tại từ 2.000 đến 85 triệu năm trước đây dưới lòng Ấn Độ Dương.

Khoảng 750 triệu năm trước, Trái Đất là một lục địa rộng lớn duy nhất được gọi là Rodinia. Tuy nhiên, đại lục địa này đã bị tách rời ra thành nhiều lục địa nhỏ dưới tác động của địa chất để hình thành các châu lục như hiện tại. Một số đã bị chôn vùi vĩnh viễn dưới lòng đại dương, trong đó có Mauritia, lục địa địa trước kia từng kết nối giữa Ấn Độ và Madagascar.

Các nhà khoa học cho biết hai khu vực mà hiện tại cách nhau hàng ngàn km đại dương trước kia vốn là “hàng xóm”. Họ cho hay đã tìm thấy bằng chứng của một vết trượt của lục địa - được biết đến như một châu lục từng nằm giữa hai vùng đất Ấn Độ và Madagascar hàng triệu năm trước.
 Các nhà khoa học tin rằng đã tìm ra lục địa Mauritia. Ảnh: BBC

Việc lục địa Mauritia bị nhấn chìm có thể kéo dài hàng triệu năm lịch sử, từ thời kỳ tiền Cambri khi không có sự sống trên Trái đất đến thời khủng long thống trị mặt đất.

Cho tới khoảng 85 triệu năm trước đây, Ấn Độ bị tách ra dưới tác động của địa chất, trôi ra xa Madagascar. Châu lục Mauritia đã nứt vỡ, cuối cùng biến mất dưới sóng biển.

Các nhà khoa học đi đến kết luận này sau khi nghiên cứu các hạt cát từ các bãi biển của Mauritius (hòn đảo cách Madagascar 900 km). Giáo sư Trond Torsvik, người trực tiếp tham gia dự án nghiên cứu này cho biết ông tin rằng một bộ phận của lục địa cổ Mauritia có thể được tìm thấy dải rác từ dưới lòng biển Mauritius và Ấn Độ Dương.

Theo các nhà khoa học, hòn đảo Mauritius có loại đá bazan lâu đời nhất khoảng 8,9 triệu năm trước. Trong khi đó, họ lại thu thập được 20 mẫu khoáng chất ziricon có niên đại 660 triệu năm trước tại hai điểm thuộc bờ biển đảo Mauritius. “Một trong số đó có tuổi đời ít nhất là 1,97 tỷ năm tuổi”, Bjorn Jamtveit, một nhà địa chất tham gia dự án nghiên cứu này khẳng định.

Tại sao lại tồn tại những khoáng vật có tuổi đời vượt trội tất cả những mẫu đá trên đảo Mauritius? Các nhà khoa học cho rằng ziricon vốn dĩ không tồn tại trong quá trình hình thành đảo ngay từ đầu. Chúng vốn ở sâu dưới lòng đại dương, nhờ những vụ phun trào núi lửa cách đây khoảng 8,9 triệu năm mà “di cư” lên đảo Mauritius. Hiện nghiên cứu vẫn đang được tiến hành, tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết họ gặp khó khăn không nhỏ. "Chúng tôi cần các dữ liệu địa chấn và quan trọng hơn là những mẫu đá nằm sâu dưới đáy đại dương. Thế nhưng việc khoan sâu xuống dưới đáy biển chẳng dễ dàng gì. Nó quá tốn kém", ông Trond Torsvik cho biết

TIN LIÊN QUAN: TIN ĐỌC NHIỀU:
Mai Thuỷ (theo BBC)

Bình luận(0)