Những hình ảnh không gian “kỳ ảo” nhất thế giới (2)

Google News

(Kiến Thức) – Cánh đồng sao, siêu bão quanh sao Thổ, siêu Trái đất…là những bức ảnh thiên văn ấn tượng chụp lại không gian kỳ ảo của Trái đất.

9.    Vụ nổ khổng lồ trên Mặt trời


Những vụ nổ khổng lồ trong tâm Mặt trời tạo nên một cột khí gas kéo dài đến 3 giờ. Cột khí gas này có bước sóng lên đến 304angstrom, giải phóng lượng lớn bức xạ Mặt trời với tốc độ 5,2 tỷ km/h.

Sự bùng nổ của bức xạ Mặt trời không va chạm tới Trái đất nhưng cũng gây ảnh hưởng tới hành tinh của chúng ta.

10.     Số “8” Nam Thái Bình Dương


Thực vật phù du tạo thành hình số 8 trên biển Nam Thái Bình Dương, cách quần đảo Falkland, Anh khoảng 600 km về phía Đông. Bức ảnh được chụp từ một vệ tinh không gian của châu Âu.

Thực vật phù du là những sinh vật cực nhỏ, là nguồn thức ăn của nhiều loài sống ở biển. Vào mùa Xuân và Hè, chất dinh dưỡng từ các vùng nước phong phú hơn tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển và nở hoa tạo nên một bức tranh muôn màu sắc trên đại dương.  

11.    Vòng xoáy mây


Một cuộc thử nghiệm tên lửa của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) nghiên cứu cho dòng máy bay phản lực cấp cao hồi tháng 3/2012 là nguyên nhân tạo ra các cuộn mây trông như những vòng khói nổi bật trên nền sao.

12.    Siêu Trái đất



Bức hình ghi lại hình ảnh “Siêu Trái đất” Gliese 667 Cc cùng 3 ngôi sao lùn màu đỏ lấp lánh (sao lùn là một ngôi sao giống như Mặt trời nhưng nhỏ và có nhiệt độ thấp hơn).

Siêu Trái đất là khái niệm chỉ những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời có khối lượng lớn cỡ 10 lần Trái đất, có bề mặt đất đá và khí quyển mỏng.

Các hành tinh bay quanh các ngôi sao ngoài Hệ Mặt trời có độ sáng biểu kiến rất thấp. Các kỹ thuật quan sát hiện nay thường tìm thấy các hành tinh có khối lượng cỡ sao Mộc. Việc phát hiện các siêu Trái đất với khối lượng lớn vài chục lần Trái đất được xem là tiến bộ trong quan sát thiên văn.

13.    Hố va chạm bề mặt sao Hỏa


Hình ảnh một mỏ hình quạt tô điểm đáy một hố va chạm trên bề mặt sao hỏa do tàu thăm dò MRO chụp hồi tháng 1/ 2012.

Bề mặt Sao Hỏa có rất nhiều hố va chạm, có khoảng 43.000 hố với đường kính lớn hơn hoặc bằng 5 km được phát hiện. Một số hố va chạm có hình thái gợi ra rằng chúng bị ẩm ướt sau một thời gian thiên thạch va chạm xuống bề mặt.

14.     Tinh vân Carina


Tinh vân Carina nằm cách Trái đất 7.500 năm ánh sáng và là nơi cư trú của rất nhiều ngôi sao sáng và khổng lồ.

Sự phát sáng của Tinh vân Carina là do khí hydro được làm nóng từ bức xạ mãnh liệt của những sao trong thời kỳ ban đầu. Sự tương tác giữa hydro và ánh sáng cực tím hình thành nên ánh sáng màu đỏ và tím. Tinh vân này chứa nhiều sao có khối lượng gấp ít nhất 50 đến 100 lần Mặt trời. Những ngôi sao như vậy có vòng đời rất ngắn, chỉ khoảng vài triệu năm, chỉ như một nháy mắt khi so với vòng đời được dự đoán kéo dài 10 tỷ năm của Mặt trời.

15.    Cánh đồng sao



Cánh đồng sao bất tận thuộc dải Ngân Hà tọa lạc phía trên thung lũng ánh sáng của con người.

Dải Ngân Hà là một thiên hà mà hệ Mặt trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam. Dải Ngân Hà sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) là chỗ trung tâm của dải Ngân Hà.

16.    Siêu bão quanh sao Thổ



Tàu thăm dò Cassini của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) ghi lại được hình ảnh một trận bão khổng lồ chạy vòng quanh sao Thổ.

Năng lượng của sét trong trận bão này mạnh gấp 10.000 lần so với sét trong các trận bão ở Trái đất. Các nhà khoa học giải thích rằng năng lượng điện đã được tích tụ trong nhiều thập kỷ trước khí giải phóng trong một trận bão lớn.

Lưu Thoa (tổng hợp)

Bình luận(0)