Kinh Gậy Thúc Ngựa trích từ Đại Tạng Kinh

Google News

Hạng người cuối cùng nói đến những người không chịu hối tiếc cho đến khi bị ốm nặng và đang trên bờ vực của cái chết. 

Lúc đó họ mới mong muốn có một cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm đã mắc phải trong cuộc đời để có một sự khởi đầu mới người đó mới giác ngộ được.
1. Có bốn loài ngựa hiền thiện thuần thục này, này các Tỳ - khưu, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ - khưu, có loài ngựa hiền thiện thuần thục, thấy bóng cây gậy thúc ngựa liền bị dao động, kích thích nghĩ rằng: “Hôm nay, người đánh xe điều ngự ngựa sẽ bảo ta làm gì, và ta đáp ứng thế nào?” như vậy, này các Tỳ-khưu, ở đây là loại ngựa hiền thiện thuần thục. này các Tỳ-khưu, đây là loại ngựa hiền thiện thuần thục thứ nhất, có mặt, hiện hữu ở đời.
2. Lại nữa, này các Tỳ - khưu
Ở đây có loài ngựa hiền thiện thuần thục, thấy bóng cây gậy thúc ngựa, không bị dao động, kích thích. nhưng khi bị gậy thúc ngựa đâm vào lông, nó liền bị dao động, kích thích, nghĩ rằng: “Hôm nay, người đánh xe điều ngự ngựa sẽ bảo ta làm gì, và ta đáp ứng thế nào?” như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây là loài ngựa hiền thiện thuần thục. này các Tỳ - khưu, đây là loài ngựa hiền thiện thuần thục thứ hai, có mặt, hiện hữu ở đời.
3. Lại nữa, này các Tỳ - khưu
Ở đây có loài ngựa hiền thiện thuần thục, thấy bóng cây gậy thúc ngựa, không bị dao động, kích thích. Khi bị gậy thúc ngựa đâm vào lông, nó không bị dao động, kích thích. nhưng khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào thịt, liền bị dao động, kích thích, nghĩ rằng: “Hôm nay, người đánh xe điều ngự ngựa sẽ bảo ta làm gì và ta đáp ứng thế nào?” như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây là loài ngựa hiền thiện, thuần thục. này các Tỳ - khưu, đây là loài ngựa hiền thiện thuần thục thứ ba, có mặt, hiện hữu ở đời.
 Ảnh minh họa.
4. Lại nữa, này các Tỳ - khưu
Ở đây có loài ngựa hiền thiện thuần thục, thấy bóng cây gậy thúc ngựa, không bị dao động, kích thích; bị cây gậy thúc ngựa đâm vào lông, không bị dao động, kích thích; bị cây gậy thúc ngựa đâm vào thịt, không bị dao động, kích thích; bị cây gậy thúc ngựa đâm vào xương, bị dao động, kích thích, nghĩ rằng: “Hôm nay, người đánh xe điều ngự ngựa sẽ bảo ta làm gì và ta đáp ứng thế nào?” như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây là loài ngựa hiền thiện, thuần thục. này các Tỳ - khưu, đây là loài ngựa hiền thiện, thuần thục thứ tư, có mặt, hiện hữu ở đời. này các Tỳ - khưu, có bốn loài ngựa hiền thiện, thuần thục, có mặt, hiện hữu ở đời.
5. Cũng vậy, này các Tỳ - khưu
Có bốn hạng người hiền thiện, thuần thục này có mặt,hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ - khưu, có hạng người hiền thiện, thuần thục nghe tại một làng hay thị trấn kia, có người đàn bà hay người đàn ông bị khổ đau hay bị mạng chung; người ấy do vậy bị dao động, kích thích. bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần.
Do tinh cần, với thân, vị ấy chứng ngộ được tối thắng sự thật; với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập, thấy được sự thật ấy. Ví như, này các Tỳ - khưu, con ngựa hiền thiện, thuần thục ấy, thấy bóng cây gậy thúc ngựa, bị dao động kích thích, Ta nói rằng, này các Tỳ - khưu, con người hiền thiện thuần thục này giống như ví dụ ấy. như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây có hạng người hiền thiện. này các Tỳ - khưu, đây là hạng người hiền thiện thuần thục thứ nhất có mặt, hiện hữu ở đời.
6. Lại nữa, này các Tỳ - khưu
Ở đây có hạng người hiền thiện, thuần thục không có nghe tại một làng hay thị trấn kia, có người đàn bà hay người đàn ông bị đau khổ hay bị mệnh chung, nhưng khi tự mình thấy người đàn bà hay người đàn ông khổ đau hay mệnh chung, người ấy do vậy bị dao động, kích thích. bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần.
Do tinh cần, với thân, vị ấy chứng ngộ được sự thật tối thắng; với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập, thấy được sự thật ấy.
Ví như, này các Tỳ - khưu, con ngựa hiền thiện thuần thục ấy, khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào da, bị dao động, kích thích, Ta nói rằng, này các Tỳ - khưu, con người hiền thiện thuần thục này giống như ví dụ ấy. như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây có hạng người hiền thiện. này các Tỳ - khưu, đây là hạng người hiền thiện thuần thục thứ hai có mặt, hiện hữu ở đời.
7. Lại nữa, này các Tỳ - khưu
Ở đây có hạng người hiền thiện, thuần thục không có nghe tại một làng hay thị trấn kia, có người đàn bà hay người đàn ông bị khổ đau hay bị mệnh chung, không có tự mình thấy người đàn bà hay ngườiđàn ông khổ đau hay mệnh chung. nhưng, khi có một người bà con hay người đồng một huyết thống khổ đau hay bị mệnh chung, người ấy do vậy bị dao động, kích thích. bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần.
Do tinh cần, với thân vị ấy chứng ngộ được sự thật tối thắng; với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập, thấy được sự thật ấy. Ví như, này các Tỳ - khưu, con ngựa hiền thiện thuần thục ấy, khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào thịt, bị dao động, kích thích, Ta nói rằng, này các Tỳ - khưu, con người hiền thiện thuần thục này giống như ví dụ ấy. như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây có hạng người hiền thiện. này các Tỳ - khưu, đây là hạng người hiền thiện thuần thục thứ ba có mặt, hiện hữu ở đời.
8. Lại nữa, này các Tỳ - khưu
Ở đây có hạng người hiền thiện thuần thục không có nghe tại một làng hay thị trấn kia, có người đàn bà hay người đàn ông bị khổ đau hay mệnh chung, không có tự mình thấy người đàn bà hay người đàn ông khổ đau hay bị mệnh chung, không có người bà con hay người đồng một huyết thống khổ đau hay bị mệnh chung. nhưng khi tự mình cảm xúc những cảm thọ về thân khổ đau, nhói đau, chói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không phải khả hỷ, không khả ý, đoạt mạng sống, vị ấy bị dao động, kích thích. bị kích thích, vị ấy như lý tinh cần.
Do tinh cần, với thân, vị ấy chứng ngộ được sự thật tối thắng; với trí tuệ, vị ấy sau khi thể nhập, thấy được sự thật ấy. Ví như, này các Tỳ - khưu, con ngựa hiền thiện thuần thục ấy, khi bị cây gậy thúc ngựa đâm vào xương mới bị dao động, kích thích, Ta nói rằng, này các Tỳ - khưu, con người hiền thiện thuần thục này giống như ví dụ ấy. như vậy, này các Tỳ - khưu, ở đây có hạng người hiền thiện thuần thục. này các Tỳ - khưu, đây là hạng người hiền thiện thuần thục thứ tư có mặt, hiện hữu ở đời. này các Tỳ - khưu, có bốn hạng người hiền thiện thuần thục này có mặt, hiện hữu ở đời.
Lời bàn:
Đức Phật đưa ra hình ảnh bốn con ngựa để ví dụ bốn hạng người như sau:
- Hạng người thứ nhất, chỉ “nghe” tiếng đồn trong xóm có người chết là giác ngộ tu ngay. Họ tinh tấn và nỗ lực tu để trở thành sinh mệnh mới.
- Hạng người thứ hai, “thấy” một người chết thôi là giác ngộ tu liền.
- Hạng người thứ ba phải mất nhiều thời gian hơn để học được một cách khó khăn. chỉ đến khi gia đình chịu thống khổ thì mới bắt đầu tỉnh ngộ và tu tập.
- Hạng người cuối cùng nói đến những người không chịu hối tiếc cho đến khi bị ốm nặng và đang trên bờ vực của cái chết. Lúc đó họ mới mong muốn có một cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm đã mắc phải trong cuộc đời để có một sự khởi đầu mới người đó mới giác ngộ được.
Cơ may dành cho họ thật ít ỏi nhưng vẫn có thể cứu được quả nghiệp trước khi quá muộn.
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1 năm 2014
Theo Phật giáo Việt Nam

Bình luận(6)

Minh Hiền

Luu Ly

Lời dạy nền tảng của chư Phật đó là: không làm điều ác, thường làm việc lành, giữ thanh tịnh tâm ý để cùng hướng về bến bờ an lạc, giải thoát. Hãy sống an vui trong mọi thời lúc dưới ánh quang pháp lạc

Minh Hiền

Luu Ly

Lời dạy nền tảng của chư Phật đó là: không làm điều ác, thường làm việc lành, giữ thanh tịnh tâm ý để cùng hướng về bến bờ an lạc, giải thoát. Hãy sống an vui trong mọi thời lúc dưới ánh quang pháp lạc

Minh Hiền

Bảo Trân

Điểm chung của các tôn giáo đều dạy người làm thiện. Vì vậy cho dù bạn theo đạo gì hay nhà bạn không thờ phụng ai cả, miễn sống với những hành động tốt đẹp xuất phát từ một trái tim nhân hậu và trí tuệ minh mẫn là hoàn thành nhiệm vụ của một kiếp người rồi. Vì là một phật tử, nên những chia sẻ của tôi sẽ dùng những ngôn từ xuất phát từ phật giáo, nhưng hy vọng nội dung sẽ mang tính mở đến tất cả mọi người.

Minh Hiền

HOA

Tôi trước đây kỹ tính tới độ khó chịu. Việc gì trái ý là nhăn ra mặt. Ai mà nói dính tới mình thì cái tôi nó xù xì dựng đứng lên ngay. Mặt căng ra, máu sôi lên, mắt hình viên đạn và tay thì hình nắm đấm. Không hề tốt cho nhan sắc và sức khoẻ chút nào. Giận thì coi chừng hư thận, bạn nhớ đấy!

Minh Hiền

Sen

Bốn con ngựa ví như bốn loại người, Có nhiều khi ta nhìn thấy cái vĩ đại bao la mà không thấy cái mình cần ngay trước mắt. Để hiểu rõ thế giới, trước phải hiểu rõ chính mình. Cái rắc rối, mệt mỏi không phải đến từ bên ngoài, mà vì trong lòng mình không yên, cà vô tình lại biến mình thành con ngựa bất kham, con ngựa thứ 4 mất rồi

Minh Hiền

Họa Mi

Khi ta học được những điều chân chính; tự nhiên hạnh phúc dâng trào Khi ta thực hành được những điều chân chính; tự nhiên ta có niềm tin vào cuộc sống. Mỗi khi ta làm được những điều thiện chân chính; bỗng nhiên ta có sức mạnh nội tâm.