Những vụ không tặc hiếm thấy trong lịch sử hàng không

Google News

(Kiến Thức) - Khó tin nhưng lại là sự thật. Đó là  6 vụ không tặc hiếm thấy  trong lịch sử hàng không thế giới.

1. Vụ không tặc hiếm thấy đầu tiên trong danh sách này là vụ kẻ tấn công nhanh chóng đầu hàng để lấy thêm bia
Trên hành trình chuyến bay nội địa từ sân bay Trondheim-Vaernes tới Oslo hôm 21/6/1985, một hành khách đã khống chế các phi công của chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Braathens SAFE.
Nhung vu khong tac hiem thay trong lich su hang khong
 Ảnh minh họa.
Sau khi thả 116 hành khách nhưng vẫn giữ năm thành viên phi hành đoàn làm con tin, tên không tặc này nhanh chóng hạ vũ khí chỉ vì hắn muốn uống thêm bia.
2. Auburn Calloway, kỹ sư hàng không 42 tuổi của hàng Federal Express đã nhận quyết định nghỉ việc do mắc một số lỗi lầm trong lúc làm việc. Do vậy, anh ta đã lên kế hoạch dàn dựng một vụ tai nạn máy bay để gia đình hưởng 2,5 triệu USD tiền bảo hiểm nhân thọ.
Nhung vu khong tac hiem thay trong lich su hang khong-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
Nghĩ như vậy, hôm 7/4/1994, Auburn Calloway mua vé lên máy bay tới San Jose (California) và bí mật mang theo búa và xiên đâm cá với ý định vô hiệu hóa máy ghi âm buồng lái (CVR). Ông ta còn có ý định giết hại các thành viên phi hành đoàn.
Tuy nhiên, trong lúc giằng co với Auburn Calloway, một thành viên phi hành đoàn đã nhanh chóng nắm quyền kiểm soát buồng lái. Người phi công này đã có màn trình diễn trên không ngoạn mục bằng các màn nhào lộn và bổ nhào,  qua đó khiến Auburn Calloway ngất xỉu. Vào ngày 15/8/1995, Calloway nhận mức án tù chung thân.
3. Kẻ tấn công là người sống sót duy nhất trong vụ cướp máy bay thương mại đầu tiên trên thế giới.
Trên hành trình từ Ma Cao tới Hong Kong ngày 16/7/1948, với ý định bắt cóc những người giàu có trên chuyến bay này, những kẻ không tặc bắt phi công hạ cánh xuống một hòn đảo xa xôi ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
Nhung vu khong tac hiem thay trong lich su hang khong-Hinh-3
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, trong cuộc giằng co ở buồng lái, tên đứng đầu nhóm không tặc là Chiu Tok đã bắn chết người cơ trưởng là Dale Cramer. Sau phát đạn chí mạng, phi công Cramer đổ gục người lên phía bàn điều khiển, khiến máy bay lao xuống biển.
Hai ngư dân chứng kiến cảnh máy bay rơi xuống biển trông thấy một người đàn ông bất tỉnh gần chỗ phi cơ rơi. Anh ta là Wong Yu-man, thành viên của nhóm không tặc và là người sống sót duy nhất trong vụ tai nạn này.
4. Vụ không tặc chưa có lời giải đáp trong lịch sử nước Mỹ
Ngày 24/11/1971, đúng ngày Lễ Tạ ơn, một hành khách nam tên Dan Cooper đã đặt vé một chiều trên chuyến bay 305 tới Seattle. Tuy nhiên, khi máy bay Boeing 727 cất cánh, vị khách này đã chuyển cho nữ tiếp viên hàng không tên Schaffner mẩu giấy thông báo là mình mang bom và đòi 200.000 USD cùng hai bộ dù dân sự.
Nhung vu khong tac hiem thay trong lich su hang khong-Hinh-4
 Chân dung không tặc Downey Cooper do FBI công bố.
Khi hạ cánh ở điểm đến, tên Cooper đã để tất cả 37 hành khách cùng một phần phi hành đoàn rời khỏi chuyên cơ. Cooper tiếp tục bắt phi công bay tới Mexico City ở độ cao dưới 3.000 mét, với tốc độ dưới 190 km/h. Cuối cùng, hắn ôm số tiền rồi nhảy dù tẩu thoát thành công. Cho tới nay, các nhà điều tra vẫn chưa thể tìm ra tung tích kẻ không tặc bí ẩn này.
5. Vào ngày 25/5/2000, một người đàn ông lạ mặt mang súng và lựu đạn đã khống chế các thành viên phi hành đoàn chuyến bay 812 của Hãng hàng không Philippines Airlines.
Nhung vu khong tac hiem thay trong lich su hang khong-Hinh-5
 Một máy bay thương mại của Philippines.
Sau khi bắt hành khách bỏ các đồ vật có giá trị vào trong một chiếc túi, kẻ không tặc này yêu cầu phi công hạ độ cao để anh ta tẩu thoát bằng chiếc dù tự chế. Tuy nhiên, ba ngày sau đó, người ta phát hiện thi thể của tên không tặc này bị chôn vùi dưới đống bùn lầy.
6. Cướp máy bay chỉ để yêu cầu Giáo hoàng tiết lộ bí mật thứ ba của Đức mẹ Fatima
Điều bí mật thứ ba của Đức mẹ Fatima là gì? Chúng tôi chắc sẽ chẳng bao giờ biết được. Tuy nhiên, một công dân Australia 55 tuổi tên Laurence James Downey lại thực sự tò mò về nó.
Nhung vu khong tac hiem thay trong lich su hang khong-Hinh-6
 Máy bay hãng Aer Lingus.
Vào hôm 2/5/1981, năm phút trước khi chuyên cơ Aer Lingus Flight 164 di chuyển từ Dublin tới London hạ cánh, Downey đã đe dọa phi công và yêu cầu lái máy bay tới Iran. Tuy nhiên do hết nhiên liệu nên máy bay này hạ cánh ở sân bay Le Touquet ở Pháp. Ở đó, kẻ không tặc đưa ra yêu sách đó là yêu cầu Giáo hoàng John Paul II công bố bí mật thứ ba của Đức mẹ Fatima.
Sau gần 10 giờ kẹt trong bế tắc, lực lượng đặc nhiệm Pháp đã xông vào máy bay và bắt giữ Downey mà không phải nổ một phát súng nào. Về sau, Downey bị kết án 5 năm tù vì tội cướp máy bay.
Thanh Nga (theo Oddee)

Bình luận(0)