Bí mật bạn chưa từng nghe qua về khái niệm tuổi mụ

Google News

Từ bé đến lớn, chắc chắn rằng bạn đã nghe ông bà, cha mẹ nói qua về khái niệm tuổi mụ. Vậy có khi nào bạn thắc mắc về khái niệm này?

Mời độc giả xem clip Bấm tay tính tuổi:

Khái niệm tuổi mụ đã rất quen thuộc với mọi người, tuổi mụ là một cách tính tuổi “độc nhất vô nhị” ở Trung Quốc và Việt Nam. Theo một số nghiên cứu, trong tiếng Hán, tuổi mụ được gọi là “hư tuế” với chữ “hư” có nghĩa là giả. Vậy tuổi “không thực” là tuổi như thế nào và cách tính loại tuổi này ra sao?
Theo phong tục của người Trung Quốc, tuổi mụ vẫn được tính trên cơ sở đơn vị là năm như tuổi thật, nhưng chỉ khác là mỗi người được cộng thêm 1 tuổi vào năm chào đời và trở về sau thì cách tính như tuổi thật.
Bi mat ban chua tung nghe qua ve khai niem tuoi mu
 Có những bí mật về khái niệm tuổi mụ vô cùng thú vị.
Thật ra trước đây, vào thời cổ đại, người xưa không hề biết đến cũng như sử dụng khái niệm dùng ngày sinh nhật để bắt đầu tính tuổi. Ngoài ra, người xưa còn có kiểu tính tuổi rất độc đáo khác, chính là tính tuổi theo đơn vị ngày. Giả sử như một em bé vừa ra đời, nếu chưa được 100 ngày, em bé đó sẽ được tính tuổi theo đơn vị ngày. Nhưng người xưa sẽ dùng đơn vị năm để tính tuổi trong trường hợp em bé đã được hơn 100 ngày tuổi.
Đằng sau cách tính tuổi mụ kì lạ này là cả một công trình nghiên cứu về văn hóa và khoa học trong cách tính thiên văn của người Trung Quốc cổ đại. Theo đó, người Trung Quốc xưa thường quan sát mặt trời lặn, mọc, trời sáng và trời tối mà cho ra đời khái niệm “ngày”, còn khái niệm “tháng” được hình thành sau một vòng tuần hoàn lặn, mọc của mặt trăng và khái niệm “năm” được dựa trên một chu kì hè qua đông đến.
Bi mat ban chua tung nghe qua ve khai niem tuoi mu-Hinh-2
 Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc, ắt hẳn bạn sẽ bắt gặp lúc các nhân vật tính giờ bằng cách gọi tên 12 con giáp. Quả thật vậy, người Trung Quốc xưa chia một ngày thành 12 thời thần và dùng 12 địa chi gồm: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi để biểu thị.
Trở lại với việc tính tuổi, người Trung Quốc cổ đại không quan trọng ngày tháng sinh mà chỉ tập trung vào giờ sinh. Điều này cũng phần nào lí giải được vì sao người xưa không coi trọng ngày sinh nhật như chúng ta hiện nay. Bên cạnh đó, họ hầu như chỉ chú ý đến yếu tố sinh thần – nghĩa là cầm tinh và con giáp, bởi vậy cũng đừng ngạc nhiên khi ông bà ta không hề nhớ ngày tháng sinh nhưng lại nhớ rõ ràng con giáp đại diện của mình.
Bi mat ban chua tung nghe qua ve khai niem tuoi mu-Hinh-3
 Có rất nhiều ý kiến trái chiều về cách tính tuổi gây hiểu lẩm cho giới trẻ.
Và tất nhiên, cách ghi nhớ và tính tuổi này cũng mang lại một số vấn đề. Cụ thể là khi dùng năm làm đơn vị, mỗi năm sẽ tương ứng với một con giáp mà không quan tâm đến yếu tố ngày tháng hay thời thần. Ngoài ra, nếu tính theo cách này, một người sinh ra vào ngày cuối cùng trong năm cũng sẽ có chung con giáp với người sinh ở giữa năm hoặc đầu năm. Tuổi mụ chính là kết quả của cách ghi nhận tuổi này.
Cách tính tuổi này đã gây ra khá nhiều hiểu lầm trong giới trẻ ngày nay về bản chất thật sự của tập tục này. Họ cho rằng, người Trung Quốc xưa đặt vấn đề tính tuổi tác ở mức độ tương đối, không cần có độ chính xác cao nên mới chú trọng năm hay ngày tháng như vậy. Có người còn cho rằng cách tính này đơn thuần xuất phát từ tâm lí “muốn chiếm lợi” của người Trung Quốc, vì “tuổi mụ” cao hơn “tuổi thực” nên tuổi thọ của người đó cao hơn, làm họ cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn hơn.
Theo Thế giới trẻ

Bình luận(1)

Minh Hiền

Dung

Năm nay là năm 2016, không có nghĩa là nay đã cách công nguyên 2016 năm (thêm mấy tháng mấy ngày) mà có nghĩa là năm "thứ 2016" sau công nguyên, nghĩa là lúc này cách điểm được gọi là công nguyên là 2015 năm 1 tháng 14 ngày có lẻ thêm số giờ (không phải là 2016 năm 2 tháng 15 ngày). Cũng vậy tuổi Việt Nam là tuổi thứ tự năm chứ không phải là số năm đã được sống. Ví dụ Việt Nam không có 2 tuổi 3 tháng hay 2 tuổi rưỡi, mà là 3 tuổi có nghĩa là tuổi thứ 3, và tính theo năm là năm trước tuổi 1 thì năm sau tuổi 2 vì vậy mới sinh hôm qua 30 Tết là 1 tuổi mà hôm nay mùng 1 Tết là 2 tuổi rồi. Giải thích dài dòng có thể khó hiểu, xin người trí thức gom gọn lại dùm. và xin đóng góp ý kiến của nhiều người khác. Cảm ơn!