Nhặt vỏ sò, chàng trai đụng độ “thủy quái” độc hơn rắn hổ mang

Google News

Bạch tuộc đốm xanh có nọc độc cực mạnh, đến mức nếu lúc đó Jacob không để ý tới vết cắn thì có thể chàng trai này đã chết trong vòng 30 phút.

Theo thông tin đăng tải, vụ việc xảy ra tại bãi biển Shoalwater ở Perth, Tây Australia. Sau khi bơi lội, chàng trai Jacob Eggington, 18 tuổi, quyết định nhặt một vài chiếc vỏ sò để đem về cho cháu gái chơi. Nhìn thấy chiếc vỏ sò đẹp đẽ, Jacob vươn tay nhặt lấy. Đúng lúc này, một con bạch tuộc đốm xanh chỉ to bằng lòng bàn tay nhảy ra khỏi vỏ khiến Jacob sợ hãi hét lên.
Ngay sau đó, Jacob phát hiện một vết cắn nhỏ, không đau ở chân. Sau khi được đưa đến bệnh viện địa phương, do không có thuốc giải độc thích hợp nên phải điều trị tổng hợp 6 tiếng đồng hồ, thế nhưng các bác sĩ vẫn xác định tình trạng của Jacob rất nghiêm trọng.
Trên thực tế, bạch tuộc đốm xanh có nọc độc cực mạnh, đến mức nếu lúc đó Jacob không để ý tới vết cắn thì có thể chàng trai đã chết trong vòng 30 phút.
Nhat vo so, chang trai dung do “thuy quai” doc hon ran ho mang
 
Theo tìm hiểu, bạch tuộc đốm xanh được tìm thấy trên khắp Australia, gần các rạn san hô, nó độc hơn nọc rắn hổ mang 50 lần và có thể độc hơn 1.000 lần so với kali xyanua, có thể giết chết 26 người trưởng thành trong khoảng 5 phút.
Nguy hiểm hơn, bạch tuộc đốm xanh giỏi ngụy trang và ẩn nấp, lại khá phổ biến ở các bãi biển Perth nên nhà khoa học biển Jennifer Verduin thậm chí còn thẳng thắn nói rằng cô "không bao giờ đi biển mà không mang giày chuyên dụng".
Cũng theo nhà khoa học này, nếu bị bạch tuộc đốm xanh cắn và nhiễm độc, nọc độc của nó sẽ chặn các tín hiệu thần kinh của cơ thể, dẫn đến liệt cơ, buồn nôn, mất thị lực, vận động, ý thức, v.v...Sau đó là liệt các cơ bao gồm cả cơ hô hấp và cơ bắp.
Khuyến cáo mọi người, khi bị cắn thì nên giữ nguyên vết thương, đè lên vết thương và kịp thời tìm cách chữa trị, mặc dù hiện tại không có huyết thanh giải độc phù hợp nhưng vẫn có thể được cứu nếu đến bệnh viện kịp.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Bắt gặp bạch tuộc “có tai” dưới đáy đại dương: Loài cực hiếm

 

Kiều Dụ (Theo CT)

>> xem thêm

Bình luận(0)