Kinh hãi: Vỏ gối không được giặt bẩn hơn bồn cầu 17.000 lần

Google News

Nghiên cứu mới cho thấy, vỏ gối không được giặt trong một tuần bẩn hơn 17.000 lần so với bệ ngồi bồn cầu.

Bạn có giặt vỏ gối thường xuyên không? Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho thấy, nếu không giặt vỏ gối trong một tuần, lượng vi khuẩn trên vỏ gối sẽ nhiều gấp 17.000 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Bác sĩ nhắc nhở, nếu ngủ thường xuyên trên vỏ gối không thay còn có thể mắc bệnh ngoài da.
Theo nghiên cứu mới đây, trên vỏ gối có nhiều tầng tế bào chết, mồ hôi, nước bọt và nhiều vi nấm, vi khuẩn khác nhau. Nghiên cứu đã thu thập các mẫu vỏ gối chưa được giặt và nuôi cấy trong vòng 7 ngày. Sau đó, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng vỏ gối chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây bệnh và viêm da. Nếu không giặt vỏ gối trong một tuần, lượng vi khuẩn sẽ nhiều gấp 17.000 lần so với bệ ngồi bồn cầu.
Kinh hai: Vo goi khong duoc giat ban hon bon cau 17.000 lan
 Ảnh minh hoạ: CT.
Cũng theo nghiên cứu này, mọi người nên thay hoặc giặt vỏ gối thường xuyên hơn. Tiến sĩ Hadley King, bác sĩ da liễu tại Đại học Y khoa Weill thuộc Đại học Cornell, khuyên rằng nên vệ sinh vỏ gối ít nhất hai lần một tuần.
"Khi bạn đi ngủ, vỏ gối có thể bị nhiễm khuẩn từ những tế bào chết, mồ hôi, mỹ phẩm, kem dưỡng da, bụi tóc và vẩy da thú cưng, vi khuẩn và các hạt vi rút. Những vật chất như tế bào chết, mồ hôi là môi trường lý tưởng cho một số loại vi khuẩn. Không chịu thay vỏ gối mỗi tuần có thể dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng da hoặc các viêm nhiễm khác như nhọt và viêm mô tế bào", bác sĩ cho biết.
Công ty sản xuất nệm AmeriSleep cũng đã công bố một nghiên cứu trong tháng này, cho thấy có từ 3 đến 5 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông vỏ gối lâu không thay, nhưng may mắn là chưa tìm thấy trực khuẩn hoặc cầu khuẩn gram dương trên đó.
Theo các báo cáo, trực khuẩn có thể gây nhiễm trùng mắt, gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi…; cầu khuẩn gram dương có thể khiến người mắc hội chứng sốc nhiễm độc.
Đáng nói, vỏ gối lâu không thay không chỉ chứa vi khuẩn mà còn có thể chứa rệp, đó là lý do tại sao một số người phàn nàn rằng họ thức dậy với vết cắn của rệp trên mặt, cổ và vai rất ngứa.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút

Nguồn video: THĐT

Kiều Dụ (Theo CT)

>> xem thêm

Bình luận(0)