Bàn về tầm quan trọng của giấc ngủ, Trung Y quan niệm đây là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, cơ thể tự điều chỉnh và chữa lành. Chỉ khi giấc ngủ được đảm bảo thì chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng mới được vận hành bình thường. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thức khuya là yếu tố gây ung thư cấp độ 2A. (Ảnh minh họa) Có thể nói, cả y học cổ truyền Trung Quốc và y học hiện đại đều rất coi trọng giấc ngủ. Trong số đó, gan là bộ phận có nhu cầu về giấc ngủ lớn nhất. Duy trì thói quen ngủ không tốt được ví như “dồn rác” vào gan, “ngược đãi” gan. (Ảnh minh họa)Được biết, gan là một trong những cơ quan chính của quá trình trao đổi chất của cơ thể, các chất dinh dưỡng như chất béo, carbohydrate và protein cần được gan chuyển hóa, vận chuyển đến các cơ quan để sử dụng hoặc chuyển để dự trữ.Quá trình hoạt động, gan cần thời gian nghỉ ngơi để tự sửa chữa. Thời gian ngủ được ví như thời gian “tự làm sạch” của gan. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng chất lượng giấc ngủ càng cao thì hiệu quả tự phục hồi và làm sạch của gan càng cao, có lợi cho sức khỏe của gan.Trong khi đó, theo kết quả khảo sát về “Tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính” năm 2020, những người bị rối loạn giấc ngủ vừa và nặng có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn gấp ba lần so với người bình thường. Năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (IARC) cũng xếp thức khuya là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan.Duy trì thói quen ngủ không tốt sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của gan, giảm khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng, nhiều độc tố tích tụ trong gan.Ăn đêm. Nhiều người có thói quen ăn đêm để tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc. Vậy nhưng, cách làm này làm tăng gánh nặng cho gan. Ăn đêm khiến quá trình tiêu hóa sẽ thúc đẩy bài tiết mật, gan tiếp tục tích tụ độc tố và các chất chuyển hóa trong quá trình chuyển hóa mật, về lâu dài sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của gan.Ngủ tùy tiện. Nhiều bạn trẻ có thói quen ngủ tùy tiện như thức khuya thất thường và ngủ bù vào hôm sau. Mặc dù thời gian ngủ vẫn đảm bảo song điều này không tốt cho gan.Cụ thể, thay đổi giờ ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tự phục hồi của gan. Không chỉ vậy, việc điều chỉnh thời gian ngủ một cách ngẫu nhiên trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ và lo lắng.Dậy quá sớm. Nhiều người nhầm tưởng dậy sớm tốt cho sức khỏe, là thói quen của những người thành công. Sự thực, thức dậy sớm khiến thời gian tự phục hồi của gan bị rút ngắn.Để tốt cho sức khỏe, bạn nên đi ngủ vào khoảng lúc 23 giờ, thức dậy vào 7 giờ sáng hôm sau. Nếu dậy sớm lúc 4, 5 giờ thì cần phải điều chỉnh thời gian đi ngủ phù hợp, tạo điều kiện để gan nghỉ ngơi, tự phục hồi. Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)
Bàn về tầm quan trọng của giấc ngủ, Trung Y quan niệm đây là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, cơ thể tự điều chỉnh và chữa lành. Chỉ khi giấc ngủ được đảm bảo thì chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng mới được vận hành bình thường. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thức khuya là yếu tố gây ung thư cấp độ 2A. (Ảnh minh họa)
Có thể nói, cả y học cổ truyền Trung Quốc và y học hiện đại đều rất coi trọng giấc ngủ. Trong số đó, gan là bộ phận có nhu cầu về giấc ngủ lớn nhất. Duy trì thói quen ngủ không tốt được ví như “dồn rác” vào gan, “ngược đãi” gan. (Ảnh minh họa)
Được biết, gan là một trong những cơ quan chính của quá trình trao đổi chất của cơ thể, các chất dinh dưỡng như chất béo, carbohydrate và protein cần được gan chuyển hóa, vận chuyển đến các cơ quan để sử dụng hoặc chuyển để dự trữ.
Quá trình hoạt động, gan cần thời gian nghỉ ngơi để tự sửa chữa. Thời gian ngủ được ví như thời gian “tự làm sạch” của gan. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng chất lượng giấc ngủ càng cao thì hiệu quả tự phục hồi và làm sạch của gan càng cao, có lợi cho sức khỏe của gan.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát về “Tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính” năm 2020, những người bị rối loạn giấc ngủ vừa và nặng có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn gấp ba lần so với người bình thường. Năm 2007, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (IARC) cũng xếp thức khuya là một trong những nguyên nhân gây ung thư gan.
Duy trì thói quen ngủ không tốt sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của gan, giảm khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng, nhiều độc tố tích tụ trong gan.
Ăn đêm. Nhiều người có thói quen ăn đêm để tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc. Vậy nhưng, cách làm này làm tăng gánh nặng cho gan. Ăn đêm khiến quá trình tiêu hóa sẽ thúc đẩy bài tiết mật, gan tiếp tục tích tụ độc tố và các chất chuyển hóa trong quá trình chuyển hóa mật, về lâu dài sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của gan.
Ngủ tùy tiện. Nhiều bạn trẻ có thói quen ngủ tùy tiện như thức khuya thất thường và ngủ bù vào hôm sau. Mặc dù thời gian ngủ vẫn đảm bảo song điều này không tốt cho gan.
Cụ thể, thay đổi giờ ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tự phục hồi của gan. Không chỉ vậy, việc điều chỉnh thời gian ngủ một cách ngẫu nhiên trong thời gian dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ và lo lắng.
Dậy quá sớm. Nhiều người nhầm tưởng dậy sớm tốt cho sức khỏe, là thói quen của những người thành công. Sự thực, thức dậy sớm khiến thời gian tự phục hồi của gan bị rút ngắn.
Để tốt cho sức khỏe, bạn nên đi ngủ vào khoảng lúc 23 giờ, thức dậy vào 7 giờ sáng hôm sau. Nếu dậy sớm lúc 4, 5 giờ thì cần phải điều chỉnh thời gian đi ngủ phù hợp, tạo điều kiện để gan nghỉ ngơi, tự phục hồi.
Mời độc giả xem thêm video: Triệu chứng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. (Nguồn video: VTV3)