Đau lòng 4 đứa trẻ tự vẫn vì chỉ được gặp bố mẹ... mỗi năm 1 lần

Google News

Bức thư tuyệt mệnh của người anh cả trong bi kịch 4 đứa trẻ tự vẫn vì chỉ được gặp bố mẹ… mỗi năm 1 lần khiến dư luận nhỏ lệ.

Bức thư tuyệt mệnh của người anh cả trong bi kịch 4 đứa trẻ tự vẫn vì chỉ được gặp bố mẹ… mỗi năm 1 lần khiến dư luận nhỏ lệ.
Đồng ý chết để mãi ở bên nhau
Tang Wuyen là anh cả trong gia đình có bốn anh chị em ở Quý Châu. Lúc từ giã cõi đời, cậu bé mới 13 tuổi, đang học lớp 8. Tang mang theo ba đứa em ruột của mình vì “không muốn chúng phải khổ”.
Dau long 4 dua tre tu van vi chi duoc gap bo me... moi nam 1 lan
Cô bé Zhang được cho là vẽ hình mẹ rồi nằm vào đó trước khi chết. 
Đã hơn 10 năm nay, Tang sống trong cảnh cô đơn và thiếu thốn tình thương của cha mẹ. Từ nhỏ, cậu đã phải ở với người bà họ hàng và ông bác nghèo khó ở Quý Châu. Cha mẹ cậu làm công nhân ở Thành Đô, mỗi năm chỉ về nhà một lần. Mỗi lần về, họ lại mang theo một đứa em cho Tang.
Cứ thế, từ năm 6 tuổi, Tang đã phải trông em, thay bố mẹ lo lắng mọi việc trong nhà. Người bà họ hàng và ông bác không thể đảm đương nổi trách nhiệm trông nom vì chính họ cũng đang phải gồng mình với những khó khăn của gia đình.
Sự thiếu vắng cha mẹ khiến Tang trở thành con chim đầu đàn trong gia đình từ lúc nào không hay. Hôm xảy ra sự cố đau lòng, hàng xóm của Tang cho hay, hàng ngày cậu dậy sớm nấu cơm cho các em sau đó tự mình cho cơm vào cặp lồng đi học.
Buổi chiều, Tang trở về và tiếp tục vai trò của “anh cả” với hàng núi việc không tên. Đôi khi, các em của Tang còn không được cậu tắm rửa suốt 1 tuần.
Đứa nhỏ nhất có lúc chỉ mới 11 tháng tuổi, đứa lớn hơn cũng trứng gà trứng vịt, chỉ chưa đầy 3 tuổi. Đứa duy nhất Tang “giao việc” được là cô bé Zhang - 10 tuổi (tính đến hôm mất). Cuối năm 2013, tức là khi vừa bước sang tuổi thứ 8, Zhang đã phải bỏ học vì bận trông em.
Ở Quý Châu, người ta gọi bốn anh em Tang là điển hình của tự lập. Tuy cha mẹ chúng có gửi tiền về đều đặn và không bị đói, nhưng ám ảnh không có tình thương thì luôn theo đuổi.
Đầu tháng 4/2015, Tang quyết định thôi học, ở nhà trông các em. Cậu bé nhìn các em liên tục gọi bố mẹ, thi thoảng đánh nhau chí chóe vì giận dữ mà không thể làm gì. Những lúc đó, Tang chỉ biết ôm các em vào lòng và khóc.
Trước khi tất cả quyết định uống thuốc sâu tự vẫn, Tang được cho là đã liên lạc cho cha rất nhiều lần nhưng không được. Số điện thoại mà cha mẹ cậu để lại không có tác dụng, hoặc đã quá lâu không sử dụng.
Khoảng hơn một tuần sau đó, Tang bàn bạc với em gái lớn nhất (Zhang) về một kế hoạch bên nhau mãi mãi. Cậu anh cả được cho là đã giải thích với các em rằng, cuộc sống của chúng sẽ không bao giờ có cha mẹ. Cha mẹ còn bận kiếm tiền.
Chúng không thể chịu đựng nổi việc mỗi năm chỉ được cha mẹ ôm ấp một lần đầy chóng vánh. Giải pháp mà Tang cho là “trọn vẹn” chính là cùng nhau lên thiên đường. Vì ở đó, sẽ chẳng có ai phải khổ vì thiếu thốn tình thương nữa…
Cô bé Zhang đã khóc rất nhiều nhưng cũng nhanh chóng đồng ý với anh. Hai anh em pha thuốc trừ sâu vào nước ngọt và cho các em uống, trước khi chúng dốc cạn phần còn lại vào dạ dày.
Cô bé Zhang - trước khi chết - còn vẽ lên đất hình ảnh của mẹ và nằm vào trong đó. Bức hình khiến cư dân mạng Trung Quốc nhỏ lệ và không ít các em nhỏ đã tưởng nhớ đến bi kịch này cũng bằng hình vẽ tương tự.
“Thế hệ bị bỏ lại”
Khi được thông báo tin buồn, cha mẹ Tang Wuyen, ông Tang Yujun và bà Liu Ting đã ngất xỉu ngay tại chỗ. Họ không ngờ bi kịch lại ập đến đau đớn đến thế. Họ thoát ly khỏi quê hương cũng chỉ vì cuộc sống.
Thành Đô là nơi họ làm, nhưng không phải nơi họ có thể mang theo những đứa trẻ. Khoảng cách địa lý xa xôi là lý do họ chỉ về nhà mỗi năm một lần để tiết kiệm chi phí.
Vợ chồng ông bà Tang Yujun và bà Liu Ting không phải không muốn ở bên cạnh các con. Nhưng điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống khiến họ bất lực. Hàng năm, cặp vợ chồng này nằm trong số những lao động làm thuê vật vã trong những chuyến hồi hương ăn Tết như hành xác.
Người phương Tây gọi câu chuyện ăn Tết cổ truyền của người Trung Hoa là “cuộc di dân khủng khiếp”.
Có thời điểm, một lao động tỉnh lẻ muốn về quê có khi mất đến hơn tuần lễ ăn chực nằm chờ ở nhà ga. Về đến nhà, họ tất bật vài buổi rồi lại phải trở lại nhà máy. Chỉ cần chậm trễ, họ sẽ bị quản lý thay thế ngay lập tức. Chính vì lý do này, họ chỉ còn cách mỗi năm về quê một lần. Tuy vậy, đó lại là nguồn cơn của những bi kịch gia đình.
Câu chuyện tự tử của bốn anh em cậu bé Tang khiến những bậc làm cha mẹ không khỏi ám ảnh. Nhân vật chính trong câu chuyện, bà Liu Ting - mẹ của bốn đứa trẻ bất hạnh đến giờ vẫn không hồi phục nổi.
Nỗi đau mất con quá lớn khiến bà trở nên vô cảm trong khu điều dưỡng dành cho bệnh nhân “sắp tâm thần”, trong khi ông Tang Yujun mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.
Mời quý độc giả xem video Cậu bé bị ô tô cán qua người:
Theo Người Giữ Lửa

Bình luận(0)