Tư thế cánh gà: Đứng thẳng, hai bàn chân mở rộng bằng hông. Đưa cả hai tay ra phía sau lưng, tay phải nắm lấy cổ tay trái. Dùng tay phải kéo nhẹ tay trái xuống phía dưới về phía bên phải. Để giãn cổ nhiều hơn nữa, chầm chậm nghiêng đầu về phía vai bên phải. Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây rồi đổi bên. Đây là động tác tập thể dục cho cổ có tác dụng giãn hai bên cổ sâu nhất.Tư thế đứng góc: Đứng cách góc phòng khoảng 50cm, mặt quay vào trong, hai chân chạm vào nhau. Đặt hai cẳng tay lên hai bên tường, bàn tay úp xuống, khuỷu tay cao ngang vai. Dựa nhẹ vào tường đến khi thấy căng thì dừng lại, giữ nguyên 30 giây, lặp lạ 2-3 lần. Đây là động tác giãn rất tốt cho vùng ngực và lưng trên. Giãn cơ xương vai: Đặt khuỷu tay phải lên tường, tầm cao hơn vai một chút, bàn tay tiếp xúc với mặt tường. Động tác này giúp kéo giãn xương bả vai. Tiếp đến quay đầu sang trái, cằm chĩa về phía vai trái giữ nguyên 30 giây, lặp lại 2-3 lần. Xương bả vai là xương khó lành, vì vậy cần giữ cơ xương săn chắc bằng động tác này. Giãn cổ ở tư thế đứng: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi chùng. Tay phải cầm tạ nhẹ rồi nghiêng đầu về bên trái sao cho tai gần chạm vai. Nếu được thì nên hạ cằm xuống để tạo thêm độ căng. Giữ từ 10-20 giây rồi đổi bên. Động tác giãn cổ đơn giản này có tác dụng đến các cơ gây cứng cổ. Giãn cổ thụ động: Nằm xuống, dùng khăn tắm cuốn lại đặt sau gáy. Sau đó hạ cằm xuống để giãn cổ tự nhiên. Đây là động tác chống căng cổ rất tốt sau khi dùng điện thoại hoặc máy tính quá nhiều. Xoay mũi vòng tròn: Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái, giữ cổ cao, vai thư giãn, cằm bình thường. Từ từ đưa tai trái gần về vai trái, dùng đầu mũi vẽ 10 vòng tròn nhỏ theo 1 chiều rồi theo chiều ngược lại. Sau khi kết thúc, nâng đầu lên và lặp lại với bên kia.Xoay cổ: Hít sâu và trong khi thở ra, xoay đầu về bên trái. Trong các lần thở ra tiếp theo, lần lượt xoay đầu về bên trái rồi đưa đầu về chính giữa là kết thúc một vòng. Thực hiện khoảng 3-4 vòng. Bài tập này giúp lấy lại phạm vi cử động của cổ và còn tạo cảm giác dễ chịu ở cổ.
Tư thế cánh gà: Đứng thẳng, hai bàn chân mở rộng bằng hông. Đưa cả hai tay ra phía sau lưng, tay phải nắm lấy cổ tay trái. Dùng tay phải kéo nhẹ tay trái xuống phía dưới về phía bên phải. Để giãn cổ nhiều hơn nữa, chầm chậm nghiêng đầu về phía vai bên phải. Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây rồi đổi bên. Đây là động tác tập thể dục cho cổ có tác dụng giãn hai bên cổ sâu nhất.
Tư thế đứng góc: Đứng cách góc phòng khoảng 50cm, mặt quay vào trong, hai chân chạm vào nhau. Đặt hai cẳng tay lên hai bên tường, bàn tay úp xuống, khuỷu tay cao ngang vai. Dựa nhẹ vào tường đến khi thấy căng thì dừng lại, giữ nguyên 30 giây, lặp lạ 2-3 lần. Đây là động tác giãn rất tốt cho vùng ngực và lưng trên.
Giãn cơ xương vai: Đặt khuỷu tay phải lên tường, tầm cao hơn vai một chút, bàn tay tiếp xúc với mặt tường. Động tác này giúp kéo giãn xương bả vai. Tiếp đến quay đầu sang trái, cằm chĩa về phía vai trái giữ nguyên 30 giây, lặp lại 2-3 lần. Xương bả vai là xương khó lành, vì vậy cần giữ cơ xương săn chắc bằng động tác này.
Giãn cổ ở tư thế đứng: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi chùng. Tay phải cầm tạ nhẹ rồi nghiêng đầu về bên trái sao cho tai gần chạm vai. Nếu được thì nên hạ cằm xuống để tạo thêm độ căng. Giữ từ 10-20 giây rồi đổi bên. Động tác giãn cổ đơn giản này có tác dụng đến các cơ gây cứng cổ.
Giãn cổ thụ động: Nằm xuống, dùng khăn tắm cuốn lại đặt sau gáy. Sau đó hạ cằm xuống để giãn cổ tự nhiên. Đây là động tác chống căng cổ rất tốt sau khi dùng điện thoại hoặc máy tính quá nhiều.
Xoay mũi vòng tròn: Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái, giữ cổ cao, vai thư giãn, cằm bình thường. Từ từ đưa tai trái gần về vai trái, dùng đầu mũi vẽ 10 vòng tròn nhỏ theo 1 chiều rồi theo chiều ngược lại. Sau khi kết thúc, nâng đầu lên và lặp lại với bên kia.
Xoay cổ: Hít sâu và trong khi thở ra, xoay đầu về bên trái. Trong các lần thở ra tiếp theo, lần lượt xoay đầu về bên trái rồi đưa đầu về chính giữa là kết thúc một vòng. Thực hiện khoảng 3-4 vòng. Bài tập này giúp lấy lại phạm vi cử động của cổ và còn tạo cảm giác dễ chịu ở cổ.