Tiền dưỡng liêm, đồng xu bị rơi và nội quy bệnh viện

Google News

Một người không có lòng tham thì không có 5 triệu đồng đó chắc họ cũng không nhận phong bì.

(Kienthuc.net.vn) - Việc Đà Nẵng chủ trương chi 5 triệu đồng/tháng/người cho cảnh sát giao thông để "dưỡng liêm" (thà cứ gọi là phụ cấp trách nhiệm như một số ngành đã làm còn hơn) khiến tôi nghĩ tới một câu chuyện.
[links()]
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Có cậu bé đánh rơi một đồng tiền trong rạp chiếu phim. Tìm mãi không thấy, cậu ngồi khóc. Người đàn ông bên cạnh thấy vậy liền cho cậu 1 đồng. Cậu bé không nín mà còn khóc to hơn. Người đàn ông ngạc nhiên hỏi lý do thì cậu bé nói, nếu không đánh mất thì giờ cháu đã có được 2 đồng. Chao ôi là cái lòng tham!

Một người không có lòng tham thì không có 5 triệu đồng đó chắc họ cũng không nhận phong bì. Còn một người đã tham thì nhận 5 triệu đồng đó họ lại muốn 5 triệu đồng nữa. Còn việc xử lý nghiêm, sẽ tước quân tịch, nếu làm được thì tốt quá. Nhưng vấn đề là liệu có làm được thật không.

Có lần tôi vào một bệnh viện thăm người nhà. Ở cánh cửa ra vào người ta dán bản nội quy ghi 10 điều bác sĩ, y tá phải thực hiện. Nào là không được gắt gỏng với bệnh nhân, không được nhận phong bì... Điều đáng nói là bản nội quy đó dành cho cán bộ của bệnh viện nhưng lại được dán phía ngoài cửa. Khi cửa đóng lại người nhà bệnh nhân được đọc rất rõ, còn bác sĩ không đọc được từ phía trong. Và phía ngoài cửa, khi xếp hàng chờ đến giờ vào thăm bệnh nhân, ai cũng chuẩn bị sẵn phong bì. Vậy nội quy đó để làm gì? Để người ta đọc cho vui lúc đứng xếp hàng chờ vào thăm?

Mà chuyện này thật đáng buồn là không phải cá biệt. Ngành nào, nghề nào cũng có những nội quy, những tiêu chuẩn, những quy định, những lời thề... rất hay. Nếu làm được đúng những điều đó thì dân sung sướng quá, chả cần được tăng lương vẫn sướng. Vì bác sĩ, thầy cô thì như mẹ hiền, cán bộ là công bộc của dân, cảnh sát như bạn dân... Vậy mà sao thực tế lại khác xa đến thế. "Mẹ hiền" thì đủ cách hành bệnh nhân, học sinh; "Công bộc" thì quát dân, "bạn" thì vòi tiền trắng trợn...

Thế nên sợ nhất là bệnh nói một đằng làm một nẻo.   
Minh Anh]

>> xem thêm

Bình luận(4)

Minh Hiền

Nguyễn Hữu Hiệu

Theo tôi, cí tác giả nói không khác nào bàn lùi, làm cho mọi vệc rối tung. Tôi nghĩ thế này: nếu tôi được hưởng lương cao, chắc chán cuộc sống no đủ, tôi ko nghĩ đến việc làm sao có nhiều tiền nữa, tôi ko tham đút lót.Teho tôi, cách làm của Đã Nẵng rất hay, và cần được nhân rộng cả nước. Trả lương cho CSGT cao (họ xứng đáng đươc), nhưng kèm theo, nếu ăn hối lộ, sẽ kỉ luật nghiêm khắc. Chắc chắn xã hội sẽ tốt hơn.

Minh Hiền

nguyen van Tham

Con người sinh ra đã sẵn tính tham, nên Ông bí thư thành ủy Đà Nẵng có tăng tiền " dưỡng liêm lên 10000, hay cao hơn nữa" thì CSGT vẫn cứ nhận mãi lộ. Xã hội bây giờ là như vậy mà, nếu không các bạn cứ nhìn vào nhà các CSGT mà xem thậm chí cả nhà Ông bí thư thành ủy Đà Nẵng ...? Nhưng nghề CSGT vẫn thua nghề Làm Quan bây giờ càng quan to thì càng nhanh giầu.

Minh Hiền

Nguyễn Đức Vinh

Tác giả nói có lý nhưng sai hoàn toàn, cái gì cũng lo cái này sợ cái kia thì làm gì được. Cuộc đời này cần mạnh mẽ, thật sự mạnh mẽ mới thành công được. Đuổi việc là chủ trương của Đà Nẳng, ta chỉ biết thế thôi, chứ không phải cái gì cũng đặt ra các tình huống rồi âu lo. Hãy mạnh mẽ lên, dám nghĩ dám làm. Tác giả là phụ nữ phải không? Đọc những cái âu lo trong bài cho tôi cái suy nghĩ như vậy, tôi coi trọng phụ nữ nhưng tính cách phụ nữ á đông không mạnh mẽ.

Minh Hiền

Hải Lam

Là Công an, dù ở vị trí công tác nào cũng phải có đạo đức. Nếu sai phạm sẽ bị kỷ luật tùy theo mức độ. Cảnh sát giao thông cũng vậy. Nạn mãi lộ hoành hành, báo chí lên tiếng mãi, có bớt được đâu? vậy thêm 5 triệu giải quyết vấn đề gì? 5 triệu - một người vào ngành công an khoảng 20 năm mới có được số lương ngần ấy - thế nhưng chỉ 5 triệu mà " dưỡng liêm" được CSGT thì đâu có đắt?