Lễ rước Cộ Bà Chợ Được trở thành di sản quốc gia

Google News

(Kiến Thức) - Sáng nay (1/3), lễ rước Cộ Bà Chợ Được đã chính thức được đón nhận bằng "Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia".

Sáng nay (1/3), Lễ rước Cộ Bà Chợ Được (xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) chính thức đón nhận bằng "Di sản văn hóa vật thể cấp quốc gia" với sự tham dự của hàng vạn người dân và khách thập phương.
Le ruoc Co Ba Cho Duoc tro thanh di san quoc gia
 Lễ rước Cộ Bà Chợ Được chính thức được công nhận là Di sản Quốc gia
Lễ rước Cộ Bà Chợ Được là một trong những nghi thức truyền thống của lễ hội Bà Chợ Được. Đây là một lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn bản sắc Việt, thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân Việt Nam.
Le ruoc Co Ba Cho Duoc tro thanh di san quoc gia-Hinh-2
Dòng người hành hương về dâng vật phẩm kính lễ Bà Chợ Được.
Lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được bao gồm phần lễ (lễ rước sắc, lễ cúng đất, lễ cúng Bà) và phần hội (hội đua thuyền, hát bội, rước Cộ…), trong đó, phần hội rước Cộ là điểm nhấn quan trọng, tạo nên đặc sắc riêng của lễ hội rước Cộ Bà.
Le ruoc Co Ba Cho Duoc tro thanh di san quoc gia-Hinh-3
Bà Chợ Được được dân làng xưng tôn như vị Thành hoàng làng. 
Lễ rước cộ Bà tái hiện hình ảnh những nhân vật hay sự kiện trong lịch sử dân tộc nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho con cháu như Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, bước chân thần tốc của người anh hùng áo vải Quang Trung trong trận đánh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, thời khắc chiếc xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam húc cổng Dinh Độc Lập lúc 11h30 ngày 30/4/1975, Bác Hồ ở hang Pác Pó...
Le ruoc Co Ba Cho Duoc tro thanh di san quoc gia-Hinh-4
Phần rước cộ Bà Chợ Được đã tái hiện lại những sự kiện và nhân vật lịch sử chống giặc ngoại xâm Việt Nam. 
Tương truyền, Bà Chợ Được tên thật là Nguyễn Thị Thiếp, húy là Của, sinh năm 1799, người gốc làng Phường Chào, thuộc châu Phiếm Ái, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Bà là người có thân thể không xương, hiền lành, hay cứu nhân độ thế, xây chợ, lập làng.
Bà từng được nhiều triều vua nhà Nguyễn suy tôn “Tề thục dực bảo trung hưng trung đẳng thần”, "Trang huy dực bảo trung hưng thượng đẳng thần", "Tề thục dực bảo trang huy thượng đẳng thần", "Thần nữ linh ứng Nguyễn Thị Tôn Thần"...
Hà Kiều

Bình luận(0)