Tọa lạc tại phường Phường Đúc của thành phố Huế, ga Huế một trong những nhà ga có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.Ga được người Pháp cho xây năm 1908, tên cũ là ga Trường Súng, là một nhà ga trên tuyến đường sắt Đông Hà - Đà Nẵng. Tuyến đường sắt này dài 171 km, được xây dựng từ năm 1902-1908. Đến năm 1936, tuyến đường này trở thành một phần của tuyến đường sắt Bắc - Nam.Nhà ga Huế được xây dựng theo mô thức kiến trúc dịch vụ đường sắt
Âu châu, gồm một quần thể công trình liên hoàn với nhà ga đưa đón khách, ga tiếp nhận hàng hóa, các phòng làm việc, cơ xưởng hỏa xa, khách sạn...Trong hơn một thế kỷ tồn tại, ga Huế đã in dấu chân của của rất nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đây thường là điểm trung chuyển các vị vua Khải Định và Bảo Đại trên đường ra cảng biển Đà Nẵng hoặc từ Đà Nẵng về Huế trong những chuyến đi về Pháp quốcVua Duy Tân sau cuộc khởi nghĩa không thành năm 1916 đã bị đưa lên ga Huế để bắt đầu cuộc đày ải sang đảo Réunion của Pháp.Các nhà yêu nước lớn như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và cả Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... đều đã từng qua ga Huế trong những chuyến vào Nam.Nhà ga lịch sử này cũng từng tiếp đón nhiều nhân vật quốc tế nổi tiếng như vua hề Charlie Chaplin, nhà văn Pháp André Malraux, quốc vương Campuchia Sihanouk và hoàng hậu...Ga Huế cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng cho nỗi buồn chia ly của một thời Thơ mới, tiêu biểu như bài thơ "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.Vào cuối tháng 9/1945, đoàn tàu đưa đoàn quân Nam Tiến của Cách mạng đã tiến vào ga Huế giữa tiếng hô vang trời của người dân. Đoàn tàu dừng lại khá lâu để người xứ Huế tiễn đưa chồng và con em mình trong đại đội đầu tiên của Chi đội Trần Cao Vân lên tàu nhập đoàn quân Nam Tiến.Vào ngày 25/2/1946, tại ga Huế đã diễn ra hội nghị "Việt Nam Công nhân Hỏa xa Cứu quốc" toàn quốc lần thứ nhất, sáng lập ra tiền thân của tổ chức Công đoàn Đường sắt Việt Nam, công đoàn ngành đầu tiên thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Sau Hiệp định Geneve 1954, đường sắt Bắc - Nam bị chia cắt cùng đất nước, ga Huế chủ yếu chỉ còn phục vụ các chuyến tàu quân sự. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, tuyến đường sắt Huế - Đà Nẵng hoạt động cầm chừng trong bối cảnh cuộc chiến ngày càng ác liệt.Sau ngày miền Nam giải phóng, đường sắt Bắc Nam đã được khơi thông. Cuối năm 1976 hai đoàn tàu Thống Nhất xuất phát từ Hà Nội và TP HCM. Chuyến tàu đi từ Hà Nội đến ga Huế lúc 7h20 ngày 2/1/1977 và cùng ngày chuyến tàu đi từ TP HCM đến Huế lúc 17h06.Ngày nay, ga Huế là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam, đồng thời cũng là một trong những di tích kiến trúc Pháp ít ỏi còn lại ở Cố đô Huế.Mời quý độc giả xem video: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế.
Tọa lạc tại phường Phường Đúc của thành phố Huế, ga Huế một trong những nhà ga có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.
Ga được người Pháp cho xây năm 1908, tên cũ là ga Trường Súng, là một nhà ga trên tuyến đường sắt Đông Hà - Đà Nẵng. Tuyến đường sắt này dài 171 km, được xây dựng từ năm 1902-1908. Đến năm 1936, tuyến đường này trở thành một phần của tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Nhà ga Huế được xây dựng theo mô thức kiến trúc dịch vụ đường sắt
Âu châu, gồm một quần thể công trình liên hoàn với nhà ga đưa đón khách, ga tiếp nhận hàng hóa, các phòng làm việc, cơ xưởng hỏa xa, khách sạn...
Trong hơn một thế kỷ tồn tại, ga Huế đã in dấu chân của của rất nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Đây thường là điểm trung chuyển các vị vua Khải Định và Bảo Đại trên đường ra cảng biển Đà Nẵng hoặc từ Đà Nẵng về Huế trong những chuyến đi về Pháp quốc
Vua Duy Tân sau cuộc khởi nghĩa không thành năm 1916 đã bị đưa lên ga Huế để bắt đầu cuộc đày ải sang đảo Réunion của Pháp.
Các nhà yêu nước lớn như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và cả Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... đều đã từng qua ga Huế trong những chuyến vào Nam.
Nhà ga lịch sử này cũng từng tiếp đón nhiều nhân vật quốc tế nổi tiếng như vua hề Charlie Chaplin, nhà văn Pháp André Malraux, quốc vương Campuchia Sihanouk và hoàng hậu...
Ga Huế cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng cho nỗi buồn chia ly của một thời Thơ mới, tiêu biểu như bài thơ "Những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính.
Vào cuối tháng 9/1945, đoàn tàu đưa đoàn quân Nam Tiến của Cách mạng đã tiến vào ga Huế giữa tiếng hô vang trời của người dân. Đoàn tàu dừng lại khá lâu để người xứ Huế tiễn đưa chồng và con em mình trong đại đội đầu tiên của Chi đội Trần Cao Vân lên tàu nhập đoàn quân Nam Tiến.
Vào ngày 25/2/1946, tại ga Huế đã diễn ra hội nghị "Việt Nam Công nhân Hỏa xa Cứu quốc" toàn quốc lần thứ nhất, sáng lập ra tiền thân của tổ chức Công đoàn Đường sắt Việt Nam, công đoàn ngành đầu tiên thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Sau Hiệp định Geneve 1954, đường sắt Bắc - Nam bị chia cắt cùng đất nước, ga Huế chủ yếu chỉ còn phục vụ các chuyến tàu quân sự. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, tuyến đường sắt Huế - Đà Nẵng hoạt động cầm chừng trong bối cảnh cuộc chiến ngày càng ác liệt.
Sau ngày miền Nam giải phóng, đường sắt Bắc Nam đã được khơi thông. Cuối năm 1976 hai đoàn tàu Thống Nhất xuất phát từ Hà Nội và TP HCM. Chuyến tàu đi từ Hà Nội đến ga Huế lúc 7h20 ngày 2/1/1977 và cùng ngày chuyến tàu đi từ TP HCM đến Huế lúc 17h06.
Ngày nay, ga Huế là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam, đồng thời cũng là một trong những di tích kiến trúc Pháp ít ỏi còn lại ở Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Huế.