Cần phát hiện sớm để bảo vệ trẻ em. Muốn bảo vệ trẻ em trước bệnh thủy đậu, cha mẹ hay người thân cần biết phát hiện bệnh sớm mới điều trị kịp thời cho trẻ và phòng bệnh hiệu quả cho trẻ khác.Phải thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước khi mùa bệnh xảy ra. Vì trong mùa dịch, trẻ có thể đã tiếp xúc với người bệnh mà cha mẹ không biết, vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng và vaccin còn chưa kịp có tác dụng. Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý. Khi thấy bé có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, lơ mơ, co giật... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bệnh, để tránh lây lan cho người khác, người mắc bệnh trái rạ nên nghỉ học, nghỉ làm việc khoảng một tuần kể từ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, tránh để dịch bùng phát diện rộng. Không nên phá vỡ nốt thủy đậu, cứ để tiến triển tự nhiên. Có thể dùng thuốc xanh methylen bôi sát trùng vết thủy đậu đã vỡ.Bệnh nhi phải sử dụng đồ dùng riêng như khăn mặt, chăn, màn, gối, bát đũa, cốc chén… Người chăm sóc bệnh nhân, phải đeo khẩu trang để tránh bị nhiễm bệnh. Nếu là phụ nữ đang mang thai phải tuyệt đối tránh tiếp xúc với bệnh nhi để tránh lây bệnh và gây dị dạng thai nhi. Điều quan trọng hơn nữa là người bệnh cần được chăm sóc và có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là với trẻ nhỏ nhằm giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng cơ thể, mau chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe tốt. Người bệnh nên dùng những thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Khi phát hiện cần điều trị theo các bước sau: điều trị thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa chẳng hạn. Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong). Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine. Khi bị bệnh, bạn cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc áo quần thông thoáng, hút mồ hôi để tránh bị nhiễm khuẩn. Ngoài thuốc men, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng khác. Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi. Có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt chống lại mầm bệnh phát triển. Hạn chế những thức ăn có tính nóng, thức ăn cay, nhiều gia vị vì nó sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng và cảm giác ngứa rát nhiều hơn.
Cần phát hiện sớm để bảo vệ trẻ em. Muốn bảo vệ trẻ em trước bệnh thủy đậu, cha mẹ hay người thân cần biết phát hiện bệnh sớm mới điều trị kịp thời cho trẻ và phòng bệnh hiệu quả cho trẻ khác.
Phải thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước khi mùa bệnh xảy ra. Vì trong mùa dịch, trẻ có thể đã tiếp xúc với người bệnh mà cha mẹ không biết, vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng và vaccin còn chưa kịp có tác dụng.
Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý. Khi thấy bé có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, lơ mơ, co giật... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu phát hiện bệnh, để tránh lây lan cho người khác, người mắc bệnh trái rạ nên nghỉ học, nghỉ làm việc khoảng một tuần kể từ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, tránh để dịch bùng phát diện rộng. Không nên phá vỡ nốt thủy đậu, cứ để tiến triển tự nhiên. Có thể dùng thuốc xanh methylen bôi sát trùng vết thủy đậu đã vỡ.
Bệnh nhi phải sử dụng đồ dùng riêng như khăn mặt, chăn, màn, gối, bát đũa, cốc chén… Người chăm sóc bệnh nhân, phải đeo khẩu trang để tránh bị nhiễm bệnh. Nếu là phụ nữ đang mang thai phải tuyệt đối tránh tiếp xúc với bệnh nhi để tránh lây bệnh và gây dị dạng thai nhi.
Điều quan trọng hơn nữa là người bệnh cần được chăm sóc và có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là với trẻ nhỏ nhằm giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng cơ thể, mau chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe tốt. Người bệnh nên dùng những thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
Khi phát hiện cần điều trị theo các bước sau: điều trị thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa chẳng hạn. Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).
Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine. Khi bị bệnh, bạn cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc áo quần thông thoáng, hút mồ hôi để tránh bị nhiễm khuẩn.
Ngoài thuốc men, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng khác. Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
Có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể có sức đề kháng tốt chống lại mầm bệnh phát triển. Hạn chế những thức ăn có tính nóng, thức ăn cay, nhiều gia vị vì nó sẽ khiến cho bệnh thêm trầm trọng và cảm giác ngứa rát nhiều hơn.