“Ngẫm” chuyện hoàn tục của “nhà sư được khóa môi”

Google News

Thật tiếc thay cho Pháp Định sớm suy nghĩ không thấu đáo, nông cạn để phải xin "hoàn tục".


- Thật tiếc thay cho Pháp Định sớm suy nghĩ không thấu đáo, nông cạn để phải xin “hoàn tục”.

Sau một thôi một hồi, đọc và tìm nghĩa của từ “hoàn tục” cho chính xác, tôi thấy Pháp Định thật chưa đi hết được tâm nguyện của nhà Phật. Và phải nói rằng, đọc cái lý do của Pháp Định chỉ thấy nhà sư này thật yếu đuối, vừa mới gặp tí sóng gió… đã ngã tay chèo. Việc mình làm sai, mình chịu, chí ít cũng nên chịu hết cái quy định của nơi chùa tu hành.

Khi đã đi tu hành, là nguyện một lòng một dạ theo Phật, chứ cứ mắc tí lỗi và bị phạt là xin ra - như vậy đi tu để làm gì? Chùa là nơi linh thiêng, nơi có các giới luật của nhà Phật mà ngươi tu hành phải tuân theo, phải khổ hạnh để được giải thoát khỏi kiếp: tham - sân – si; chứ đâu phải thích xin ra là xin!
 
Ngày 16/11, chư tăng thiền viện Phước Sơn đã tác pháp Yết-ma xả 227 giới tỳ-kheo cho Pháp Định
Ngày 16/11, chư tăng thiền viện Phước Sơn đã tác pháp Yết-ma xả 227 giới tỳ-kheo cho Pháp Định

Tôi còn nhớ, có lần tôi bị sếp mắng oan, tôi rất bức xúc và đùng đùng xin sếp cho nghỉ việc dù tôi là một công thần, luôn vì tinh thần đồng đội, vì sự phát triển chung của công ty, chứ không mảy may chút gì cho bản thân. Tôi đem đơn lên phòng sếp xin nghỉ việc. Sếp đã phân tích cho tôi và mắng: Đây không phải cái chợ để các cô cậu muốn đến là đến, muốn đi là đi được đâu! Tôi tẽn tò cầm tờ đơn về và tự hứa trong lòng: Mình chưa cố gắng đâu? Phải làm việc tốt hơn nữa để đem lại kết quả tốt.

Chính vì hiểu và suy xét lại bản thân, nên ngay khi đọc được những dòng chữ “hoàn tục” của Pháp Định làm tôi giật mình. Trời! không lẽ nói tu là tu, nói ra đi là ra đi hay sao?  Chẳng lẽ mọi điều đơn giản thế?

Cuộc sống của người tu hành dù không cấm người xin vào nghiệp tu, cũng không cấm được hoàn tục, nhưng sao hai từ “hoàn tục” cứ làm tôi cảm thấy sót xa. Có thể các vị sư trong chùa nơi Pháp Định tu hành đã đồng ý cho Pháp Định được trở về cuộc sống đời thường, nhưng sao Pháp Định có thể đơn giản như vậy - có nên chăng? Khi ai đó bất hạnh cần xin vào cửa nhà Phật thì phải khắt khe hơn không? Vì cứ tu luyện được một thời gian mắc tí lỗi thì lại xin ra thì buồn cười quá!

Cuộc sống phải nhìn nhận mọi việc cho thấu đáo, có niềm tin. Có thể Pháp Định e sợ điều gì đó chăng? Tôi thì nghĩ: Dù có lỗi, nhưng mình nên biết nhận lỗi và cải tạo thật tốt… ắt sẽ được đáp đền. Giống như mỗi khi vấp ngã phải biết đứng lên, biết thế nào là phải là trái. Mình đã có pháp danh không thế nông nổi thế.

Những người đang tu, chưa tu và sẽ tu hành sẽ nghĩ sao đây? liệu Pháp Định xin “hoàn tục” có phải là một việc tốt cho Pháp Định hay không? chưa ai rõ cả. Bởi mọi thứ đang ở phía trước ngã tư, rẽ đúng sẽ là rất tốt; còn rẽ sai, ai dám chắc sẽ ra sao?

Dù gì đây cũng là một bài học cho ai đó muốn được vào cửa Phật, hãy suy nghĩ cho thật kỹ, thật thấu đáo, chứ đừng vội và xin vào,  rồi lại vội vã ra đi đơn giản như Pháp Định.  Như vậy, nó mất cái uy phong nơi cửa Phật, dù Phật có nhân hậu đến đâu cũng đừng dựa vào đó để mong đạt điều gì? Hãy làm thật tốt bổn phận của một vị sư để cho những người kính quý Phật như chúng tôi luôn có niềm tin vào những điều tốt đẹp hơn.

Độc giả Cẩm Hoàng - Hà Nội (17/11/2012)
 
[links()]

Bình luận(0)