“Không ai muốn từ chức cả!“

Google News

(Kiến Thức) - Việc từ chức sao mà khó thế. Nhiều lãnh đạo yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ... vẫn không tự giác từ chức, cố ý giữ ghế "cố đấm ăn xôi".

 Ảnh minh họa.
Trở về lịch sử thời phong kiến nước ta trước năm 1945, những quan lại từ cấp Huyện trở lên đến Triều đình, những chức dịch ở nông thôn (Xã - Tổng) nếu người nào mà có những khuyết điểm, không làm được việc hoặc lợi dụng chức quyền để tham nhũng tiền bạc gây hậu họa cho nhân dân, bị nhân dân oán thán, cấp trên quở mắng thì lập tức phải từ chức "về vườn" giữ nguyên được chức vụ về sau, nếu không chịu từ chức thì buộc phải cách chức, nặng hơn thì xử lý pháp luật, sẽ không còn lưu giữ được chức vụ đó nữa.
Ngày nay, việc từ chức của ta sao mà khó thế, những cán bộ lãnh đạo từ cấp cơ sở trở lên mặc dù năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm sai lầm khuyết điểm lớn bị nhân dân chỉ trích phẫn nộ, cấp trên nhắc nhở mà vẫn chưa chịu từ chức, hoặc báo chí đã phanh phui nói thẳng, mà vẫn không tự giác từ chức, mọi người bảo thế là cố ý giữ ghế "cố đấm ăn xôi".
Tôi đề nghị Quốc hội, Nhà nước ta nên có một nghị quyết đề ra các tiêu chí từ chức, những cán bộ lãnh đạo từ cấp cơ sở trở lên đến trung ương, vì năng lực yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ, trong hành động có những sai lầm khuyết điểm nghiêm trọng, làm tổn hại đến sinh mệnh, tài sản của nhân dân, bị nhân dân oán trách sẽ phải từ chức để người khác lên làm việc, nếu cố thủ giữ ghế, tổ chức phải có biện pháp như điều động làm việc khác hoặc cách chức không cho làm việc đương quyền.
Có làm được mạnh mẽ như vậy, việc từ chức sẽ được đề cao, bộ máy công quyền được đổi mới, hoạt động mạnh mẽ hơn để làm trọn nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Đặng Văn (Phú Thọ)

Bình luận(0)