Để thực phẩm nguội trước khi quyết định đóng băng chúng. Mục đích của việc để nguội chủ yếu để không làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh; khiến những thực phẩm được đặt trước đó không bị tan băng dẫn đến nhanh hỏng.Không tái đông nhiều lần. Khi tái đông, vô tình đã làm cho quá trình hư hại thực phẩm tăng gấp nhiều lần. Thực phẩm một khi được xả đá rồi đem đóng đông trở lại sẽ bị biến chất, giảm hương vị, giảm giá trị dinh dưỡng.
Không để tủ lạnh quá trống. Ít thực phẩm trong tủ không đồng nghĩa với việc khiến thực phẩm được giữ lạnh tốt hơn. Thực tế, sự trống trải còn đẩy mạnh quá trình lưu thông không khí; ảnh hưởng không tốt đến mức nhiệt cần duy trì. Nếu không có gì cần bảo quản, hãy lấp đầy không gian bằng các chai nước nhỏ. Sử dụng túi đựng trước khi làm lạnh. Việc bọc kín thực phẩm góp phần giúp thực phẩm tránh được tình trạng phỏng lạnh làm thay đổi màu sắc bên ngoài. Nguyên nhân của tình trạng này là do thức ăn bị mất độ ẩm trên bề mặt.
Không sử dụng thực phẩm đông lạnh dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đá rồi tái đông sẽ dính lại với nhau. Trong trường hợp này, bạn nên bỏ qua chúng để đảm bảo sức khỏe của gia đình. Tránh để thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Việc để thực phẩm sống chín chồng chất lên nhau hoàn toàn không có lợi. Thay vào đó, chị em nên dùng một chiếc bút để đánh dấu các bọc thực phẩm kín và bảo quản chúng theo từng loại. Trường hợp tủ lạnh bị ngắt điện hoặc không thể làm lạnh, bạn không nên vội vã di chuyển thức ăn ra môi trường nhiệt độ thông thường mà cứ để trong đó. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo tủ có thể vận hành trong vòng 24 giờ tới. Những thực phẩm được cắt lát hoặc có nhiều chất béo không nên bảo quản lạnh bởi chúng sẽ nhanh chóng bị giảm chất lượng. Bên cạnh đó, không nên bảo quản đông lạnh bắp cải, cần tây, các sản phẩm từ trứng và rau câu.
Đông lạnh để bảo quản thức ăn chỉ có giá trị trong thời gian nhất định nhằm đảm bảo chất lượng tối đa. Quá thời gian này, thực phẩm sẽ không đảm bảo được giá trị dinh dưỡng. Thông thường, thời hạn bảo quản trái cây, rau cải, thịt bò là 8 - 12 tháng, gà vịt 6 - 12 tháng, cá từ 3 - 6 tháng.
Để thực phẩm nguội trước khi quyết định đóng băng chúng. Mục đích của việc để nguội chủ yếu để không làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh; khiến những thực phẩm được đặt trước đó không bị tan băng dẫn đến nhanh hỏng.
Không tái đông nhiều lần. Khi tái đông, vô tình đã làm cho quá trình hư hại thực phẩm tăng gấp nhiều lần. Thực phẩm một khi được xả đá rồi đem đóng đông trở lại sẽ bị biến chất, giảm hương vị, giảm giá trị dinh dưỡng.
Không để tủ lạnh quá trống. Ít thực phẩm trong tủ không đồng nghĩa với việc khiến thực phẩm được giữ lạnh tốt hơn. Thực tế, sự trống trải còn đẩy mạnh quá trình lưu thông không khí; ảnh hưởng không tốt đến mức nhiệt cần duy trì. Nếu không có gì cần bảo quản, hãy lấp đầy không gian bằng các chai nước nhỏ.
Sử dụng túi đựng trước khi làm lạnh. Việc bọc kín thực phẩm góp phần giúp thực phẩm tránh được tình trạng phỏng lạnh làm thay đổi màu sắc bên ngoài. Nguyên nhân của tình trạng này là do thức ăn bị mất độ ẩm trên bề mặt.
Không sử dụng thực phẩm đông lạnh dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đá rồi tái đông sẽ dính lại với nhau. Trong trường hợp này, bạn nên bỏ qua chúng để đảm bảo sức khỏe của gia đình.
Tránh để thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Việc để thực phẩm sống chín chồng chất lên nhau hoàn toàn không có lợi. Thay vào đó, chị em nên dùng một chiếc bút để đánh dấu các bọc thực phẩm kín và bảo quản chúng theo từng loại.
Trường hợp tủ lạnh bị ngắt điện hoặc không thể làm lạnh, bạn không nên vội vã di chuyển thức ăn ra môi trường nhiệt độ thông thường mà cứ để trong đó. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo tủ có thể vận hành trong vòng 24 giờ tới.
Những thực phẩm được cắt lát hoặc có nhiều chất béo không nên bảo quản lạnh bởi chúng sẽ nhanh chóng bị giảm chất lượng. Bên cạnh đó, không nên bảo quản đông lạnh bắp cải, cần tây, các sản phẩm từ trứng và rau câu.
Đông lạnh để bảo quản thức ăn chỉ có giá trị trong thời gian nhất định nhằm đảm bảo chất lượng tối đa. Quá thời gian này, thực phẩm sẽ không đảm bảo được giá trị dinh dưỡng. Thông thường, thời hạn bảo quản trái cây, rau cải, thịt bò là 8 - 12 tháng, gà vịt 6 - 12 tháng, cá từ 3 - 6 tháng.