Cuối triều Minh dưới thời hoàng đế Sùng Trinh, Ngô Tam Quế được trao quyền tổng binh trấn giữ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Sơn Hải Quan nằm ở Đông Bắc trên con đường tiến vào Hoa Bắc. . Ảnh minh họa chân dung Ngô Tam Quế.Đây là một vị trí vô cùng trọng yếu có thể gọi “một người giữ, vạn người không thể qua”. Đây cũng là cửa ái khó khăn nhất đối với đội quân người Mãn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi muốn vào Trung Nguyên. Ảnh Sơn Hải Quan.Lúc này thực lực trong nước của nhà Minh đã suy yếu, khắp nơi khởi nghĩa trong đó thế lực lớn nhất chính là đội quân nông dân của Lý Tự Thành. Ngô Tam Quế hiểu rằng ông ta chính là mục tiêu tiếp theo của đội quân Mãn Thanh và đội quân nông dân của Lý Tự Thành. Ảnh minh họa đội quân của Ngô Tam Quế.Quân Mãn Thanh rất muốn mua chuộc tổng binh Ngô Tam Quế để dễ dàng qua Hải Sơn Quan. Lý Tự Thành cũng rất muốn có được sự trợ giúp của Ngô Tam Quế để giữ được sự xâm lấn của quân Mãn. Chính vì thế, Lý Tự Thành đã bắt cha và gia quyến của Ngô Tam Quế uy hiếp ông ta. Cuối cùng dưới sức ép tính mạng của gia tộc Ngô Tam Quế đã đồng ý đầu hàng Lý Tự Thành. Ảnh minh họa đội quân của Lý Tự Thành.Nhưng giữa đường về Bắc Kinh, Ngô Tam Quế đã thay đổi quyết định của mình và quay trở về Sơn Hải Quan. Vậy nguyên nhân nào đã khiến Ngô Tam Quế thay đổi đột ngột quyết định của mình? Có nhiều cách giải thích, nhưng có một câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất liên quan đến quyết định của Ngô Tam Quế chính là vì tiểu thiếp của ông ta. Ảnh minh họa đội quân của Ngô Tam Quế.Tiểu thiếp của Ngô Tam Quế chính là Trần Viên Viên, một kỹ nữ nổi tiếng nhà Minh. Nàng sở hữu nhan sắc quyết rũ mà ai nhìn vào cũng đều bị hút hồn và một tài năng cầm kỳ thi họa nổi tiếng xứ Giang Tô. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.Khi ấy, hoàng đế Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, khiến Chu hoàng hậu rất ghen tức. Chính cha của Chu hoàng hậu đã bỏ tiền ra mua Viên Viên đưa vào cung để mê hoặc phục vụ hoàng đế. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.Sau này Sùng Trinh đã ban nàng cho Ngô Tam Quế làm tiểu thiếp và được tổng binh họ Ngô nhất mực sủng ái nhưng khi ông ta quay trở về biên ải nàng vẫn được ở lại kinh thành. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.Ngày 26/5/1644, Bắc Kinh thất thủ vào tay Lý Tự Thành. Lý Tự Thành đã xưng vương lấy hiệu là Đại Thuận. Vua Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn. Nàng Viên Viên bị Lý Tự Thành chiếm đoạt đưa về phủ hầu hạ. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.Lúc này nghe tin quân nổi chiếm đóng Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh đã chết, gia quyến đều bị Lý Tự Thành bắt làm con tin. Ngô Tam Quế đã quyết định quy hàng. Nhưng khi nghe tin ái thiếp Trần Viên Viên đã bị Tự Thành chiếm đoạt thì Ngô Tam Quế nổi giận, liền quay về Sơn Hải Quan kết hợp với Đa Nhĩ Cổn đem quân Mãn vào Trung Nguyên chiếm đánh kinh thành. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.Chính quyết định này của Ngô Tam Quế đã mở đường cho quân Mãn tiến vào Trung Nguyên lập nên triều đại Mãn Thanh thống trị Trung Quốc gần 300 năm. Cuộc chiến tranh này đã khiến thiên hạ lầm than, khắp nơi đầu rơi máu chảy. Và nỗi căm thù oán giận này đều trút lên đầu nàng kỹ nữ vô tội Trần Viên Viên, vì cho rằng nàng chính là nguyên nhân gây ra tất cả. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.
Cuối triều Minh dưới thời hoàng đế Sùng Trinh, Ngô Tam Quế được trao quyền tổng binh trấn giữ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Sơn Hải Quan nằm ở Đông Bắc trên con đường tiến vào Hoa Bắc. . Ảnh minh họa chân dung Ngô Tam Quế.
Đây là một vị trí vô cùng trọng yếu có thể gọi “một người giữ, vạn người không thể qua”. Đây cũng là cửa ái khó khăn nhất đối với đội quân người Mãn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi muốn vào Trung Nguyên. Ảnh Sơn Hải Quan.
Lúc này thực lực trong nước của nhà Minh đã suy yếu, khắp nơi khởi nghĩa trong đó thế lực lớn nhất chính là đội quân nông dân của Lý Tự Thành. Ngô Tam Quế hiểu rằng ông ta chính là mục tiêu tiếp theo của đội quân Mãn Thanh và đội quân nông dân của Lý Tự Thành. Ảnh minh họa đội quân của Ngô Tam Quế.
Quân Mãn Thanh rất muốn mua chuộc tổng binh Ngô Tam Quế để dễ dàng qua Hải Sơn Quan. Lý Tự Thành cũng rất muốn có được sự trợ giúp của Ngô Tam Quế để giữ được sự xâm lấn của quân Mãn. Chính vì thế, Lý Tự Thành đã bắt cha và gia quyến của Ngô Tam Quế uy hiếp ông ta. Cuối cùng dưới sức ép tính mạng của gia tộc Ngô Tam Quế đã đồng ý đầu hàng Lý Tự Thành. Ảnh minh họa đội quân của Lý Tự Thành.
Nhưng giữa đường về Bắc Kinh, Ngô Tam Quế đã thay đổi quyết định của mình và quay trở về Sơn Hải Quan. Vậy nguyên nhân nào đã khiến Ngô Tam Quế thay đổi đột ngột quyết định của mình? Có nhiều cách giải thích, nhưng có một câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất liên quan đến quyết định của Ngô Tam Quế chính là vì tiểu thiếp của ông ta. Ảnh minh họa đội quân của Ngô Tam Quế.
Tiểu thiếp của Ngô Tam Quế chính là Trần Viên Viên, một kỹ nữ nổi tiếng nhà Minh. Nàng sở hữu nhan sắc quyết rũ mà ai nhìn vào cũng đều bị hút hồn và một tài năng cầm kỳ thi họa nổi tiếng xứ Giang Tô. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.
Khi ấy, hoàng đế Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, khiến Chu hoàng hậu rất ghen tức. Chính cha của Chu hoàng hậu đã bỏ tiền ra mua Viên Viên đưa vào cung để mê hoặc phục vụ hoàng đế. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.
Sau này Sùng Trinh đã ban nàng cho Ngô Tam Quế làm tiểu thiếp và được tổng binh họ Ngô nhất mực sủng ái nhưng khi ông ta quay trở về biên ải nàng vẫn được ở lại kinh thành. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.
Ngày 26/5/1644, Bắc Kinh thất thủ vào tay Lý Tự Thành. Lý Tự Thành đã xưng vương lấy hiệu là Đại Thuận. Vua Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn. Nàng Viên Viên bị Lý Tự Thành chiếm đoạt đưa về phủ hầu hạ. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.
Lúc này nghe tin quân nổi chiếm đóng Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh đã chết, gia quyến đều bị Lý Tự Thành bắt làm con tin. Ngô Tam Quế đã quyết định quy hàng. Nhưng khi nghe tin ái thiếp Trần Viên Viên đã bị Tự Thành chiếm đoạt thì Ngô Tam Quế nổi giận, liền quay về Sơn Hải Quan kết hợp với Đa Nhĩ Cổn đem quân Mãn vào Trung Nguyên chiếm đánh kinh thành. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.
Chính quyết định này của Ngô Tam Quế đã mở đường cho quân Mãn tiến vào Trung Nguyên lập nên triều đại Mãn Thanh thống trị Trung Quốc gần 300 năm. Cuộc chiến tranh này đã khiến thiên hạ lầm than, khắp nơi đầu rơi máu chảy. Và nỗi căm thù oán giận này đều trút lên đầu nàng kỹ nữ vô tội Trần Viên Viên, vì cho rằng nàng chính là nguyên nhân gây ra tất cả. Ảnh minh họa Trần Viên Viên.