Theo đánh giá từ chính Hải quân Nga thì "Tên lửa Kalibr vẫn là vũ khí nguy hiểm với đầu đạn nặng 450 kg và xác suất trúng đích cao". Trước thực tế trên, Moskva cho rằng cần phải chế tạo một bệ phóng thống nhất cho cả Kalibr và Onyx".Giới phân tích nhận xét, thoạt nghe thì tuyên bố trên có vẻ hơi bất ngờ, bởi vì các bệ phóng thẳng đứng đa năng 3S14 trên các tàu tên lửa của Hải quân Nga đã được thống nhất cho việc sử dụng cả tên lửa P-800 Onyx và 3M14, cũng như đạn 3M54 thuộc họ Kalibr.Nhưng có lẽ ở đây chúng ta đang nói về việc chế tạo các bệ phóng triển khai trên đất liền dành cho tên lửa hành trình Kalibr, vì vậy cần phân tích tất cả các phương án có thể xảy ra.Thứ nhất, cần phải nhấn mạnh là cách đây vài năm, giới chức quân sự Nga đã thông báo về sự hiện diện của tổ hợp phòng thủ bờ biển Club-M dành cho tên lửa Kalibr trên mặt đất, nhưng trong câu chuyện này có một số trở ngại.Nguyên nhân đầu tiên là phạm vi phóng của tên lửa đã vi phạm các quy tắc của Hiệp ước INF có hiệu lực đến năm 2019 (cấm triển khai các bệ phóng tên lửa trên đất liền có tầm bắn trong khoảng 500 đến 5.500 km).Bên cạnh đó trong một số kênh thông tin khác, có thể thấy hình ảnh của một tổ hợp tên lửa ven biển di động có tên gọi Club-M, cấu hình của nó gợi nhớ nhiều hơn đến hệ thống Bal sử dụng loại đạn Kh-35.Như vậy với những dữ liệu trên, có thể giả định là Moskva đang cố gắng điều chỉnh bệ phóng di động của tổ hợp Bastion để bắn tên lửa Kalibr từ mặt đất, tương tự như cách họ từng thực hiện để triển khai tên lửa siêu thanh Zircon từ bán đảo Crimea.Nhưng ở đây không nên bỏ qua giả thuyết thứ hai đó là Hải quân Nga sẽ sử dụng bệ phóng thống nhất cho cả tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Onyx và Kalibr cùng lúc.Một số nguồn thông tin Nga cho rằng tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion với đạn P-800 Onyx dường như cũng có phiên bản cố định, tên lửa được phóng từ bệ chìm sâu dưới lòng đất tương tự như Utes.Bên cạnh phục vụ Hải quân Nga, hệ thống tên lửa nói trên theo đánh giá còn có tiềm năng xuất khẩu đáng kể, bởi nhiều khách hàng muốn các tổ hợp Bastion của mình trở nên đa năng hơn, khi có thể triển khai nhiều loại đạn cho từng nhiệm vụ cụ thể.Hiện tại chưa rõ công việc nghiên cứu phát triển đã tới giai đoạn nào, nhưng rõ ràng đây là một dự án vũ khí rất đáng chú ý của người Nga và đang được các đối thủ của họ theo dõi sát sao.Nếu thành công, ngoài việc nâng cao năng lực phòng thủ, Nga còn có thêm một sản phẩm quốc phòng được dự báo sẽ rất “ăn khách” trên thị trường vũ khí thế giới.Thậm chí ngay lúc này, một kịch bản xa hơn cũng được nhắc tới, đó là ngay cả tên lửa hành trình chống hạm cận âm Kh-35 Uran cũng sẽ được “đồng nhất hóa” với tổ hợp Club-M trong tương lai.Xét về mặt kỹ thuật thì điều này không có gì trở ngại, chỉ là người Nga có muốn gom tất cả các loại đạn chống hạm của mình vào một hệ thống phòng thủ bờ biển duy nhất hay không mà thôi.
Theo đánh giá từ chính Hải quân Nga thì "Tên lửa Kalibr vẫn là vũ khí nguy hiểm với đầu đạn nặng 450 kg và xác suất trúng đích cao". Trước thực tế trên, Moskva cho rằng cần phải chế tạo một bệ phóng thống nhất cho cả Kalibr và Onyx".
Giới phân tích nhận xét, thoạt nghe thì tuyên bố trên có vẻ hơi bất ngờ, bởi vì các bệ phóng thẳng đứng đa năng 3S14 trên các tàu tên lửa của Hải quân Nga đã được thống nhất cho việc sử dụng cả tên lửa P-800 Onyx và 3M14, cũng như đạn 3M54 thuộc họ Kalibr.
Nhưng có lẽ ở đây chúng ta đang nói về việc chế tạo các bệ phóng triển khai trên đất liền dành cho tên lửa hành trình Kalibr, vì vậy cần phân tích tất cả các phương án có thể xảy ra.
Thứ nhất, cần phải nhấn mạnh là cách đây vài năm, giới chức quân sự Nga đã thông báo về sự hiện diện của tổ hợp phòng thủ bờ biển Club-M dành cho tên lửa Kalibr trên mặt đất, nhưng trong câu chuyện này có một số trở ngại.
Nguyên nhân đầu tiên là phạm vi phóng của tên lửa đã vi phạm các quy tắc của Hiệp ước INF có hiệu lực đến năm 2019 (cấm triển khai các bệ phóng tên lửa trên đất liền có tầm bắn trong khoảng 500 đến 5.500 km).
Bên cạnh đó trong một số kênh thông tin khác, có thể thấy hình ảnh của một tổ hợp tên lửa ven biển di động có tên gọi Club-M, cấu hình của nó gợi nhớ nhiều hơn đến hệ thống Bal sử dụng loại đạn Kh-35.
Như vậy với những dữ liệu trên, có thể giả định là Moskva đang cố gắng điều chỉnh bệ phóng di động của tổ hợp Bastion để bắn tên lửa Kalibr từ mặt đất, tương tự như cách họ từng thực hiện để triển khai tên lửa siêu thanh Zircon từ bán đảo Crimea.
Nhưng ở đây không nên bỏ qua giả thuyết thứ hai đó là Hải quân Nga sẽ sử dụng bệ phóng thống nhất cho cả tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Onyx và Kalibr cùng lúc.
Một số nguồn thông tin Nga cho rằng tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion với đạn P-800 Onyx dường như cũng có phiên bản cố định, tên lửa được phóng từ bệ chìm sâu dưới lòng đất tương tự như Utes.
Bên cạnh phục vụ Hải quân Nga, hệ thống tên lửa nói trên theo đánh giá còn có tiềm năng xuất khẩu đáng kể, bởi nhiều khách hàng muốn các tổ hợp Bastion của mình trở nên đa năng hơn, khi có thể triển khai nhiều loại đạn cho từng nhiệm vụ cụ thể.
Hiện tại chưa rõ công việc nghiên cứu phát triển đã tới giai đoạn nào, nhưng rõ ràng đây là một dự án vũ khí rất đáng chú ý của người Nga và đang được các đối thủ của họ theo dõi sát sao.
Nếu thành công, ngoài việc nâng cao năng lực phòng thủ, Nga còn có thêm một sản phẩm quốc phòng được dự báo sẽ rất “ăn khách” trên thị trường vũ khí thế giới.
Thậm chí ngay lúc này, một kịch bản xa hơn cũng được nhắc tới, đó là ngay cả tên lửa hành trình chống hạm cận âm Kh-35 Uran cũng sẽ được “đồng nhất hóa” với tổ hợp Club-M trong tương lai.
Xét về mặt kỹ thuật thì điều này không có gì trở ngại, chỉ là người Nga có muốn gom tất cả các loại đạn chống hạm của mình vào một hệ thống phòng thủ bờ biển duy nhất hay không mà thôi.