Chuyên gia Nga bàn về Biển Đông “mùa thấp điểm“

Google News

(Kiến Thức) - Như một quy luật, vào “mùa thấp điểm” ở Biển Đông, mọi thứ đều hạ nhiệt và các bên cố gắng tiếp cận một cách thỏa hiệp.

Đó là nhận định của chuyên gia Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Anton Tsvetov, trong bài viết đăng trên trang mạng Sputnik ngày 23/11.
Theo chuyên gia Anton Tsvetov, những người quan tâm theo dõi tình hình Biển Đông đều biết rằng “mùa cao điểm” căng thẳng nhất ở đây là từ giữa tháng 5 cho đến cuối mùa hè. Thông thường, trong giai đoạn này, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có hiệu lực và thường xảy ra nhiều sự cố trên Biển Đông. Tất cả những sự cố này thường đi kèm với các tranh cãi ngoại giao giữa các nước hữu quan.
Chuyen gia Nga ban ve Bien Dong
Như một quy luật, đến mùa thu thì mọi thứ đều hạ nhiệt ở Biển Đông và các bên cố gắng tiếp cận một cách thỏa hiệp.  Ảnh Wikimedia 
Như một quy luật, đến mùa thu thì mọi thứ đều hạ nhiệt ở Biển Đông và các bên cố gắng tiếp cận một cách thỏa hiệp. Các bên hiểu rằng quan điểm của họ là không thể dung hòa và đến đầu tháng 5 năm sau, tất cả lại bắt đầu như cũ.
Các bên tranh chấp tiến đến "mùa thấp điểm" hiện nay trong một tình huống khá bất thường. Hồi mùa hè, Tòa Trọng tài quốc tế ở The Hague đã đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và giới quan sát chờ đợi hoạt tính ngoại giao bùng nổ, có thể kèm theo leo thang quân sự.
Tuy nhiên, phản ứng quốc tế về phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài quốc tế khá yên ắng, nhất là sau khi Tổng thống Philippines vừa được bầu Rodrigo Duterte không sử dụng phán quyết này để gây áp lực với Trung Quốc. Thay vào đó, ông bày tỏ mong muốn bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và hồi mùa thu vừa qua đã có chuyến thăm khá thành công tại Bắc Kinh.
Việc kích hoạt những ván cờ trên cùng một loạt bàn cờ khác nhau có liên quan không chỉ tới mùa thấp điểm ở Biển Đông. "Mùa cao điểm" tiếp theo có thể có nhiều biến động so với bình thường, nếu chính sách đối ngoại của Mỹ ở Châu Á dưới thời ông Trump mang tính chất cứng rắn hơn. Do đó, các nước trong khu vực trong những tháng tới có thể bắt đầu tích cực tích lũy động lực để phòng ngừa rủi ro trong tương lai.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đề nghị của Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán dưới hình thức song phương sẽ được chào đón nhiệt tình. Trở ngại chính đối với hợp tác như vậy là sự thiếu tin tưởng giữa các nước này với nhau. Bắc Kinh sẽ rất khó khăn để thuyết phục Việt Nam và Philippines rằng phía Trung Quốc sẽ không cố gắng giải quyết xung đột theo các điều kiện của chính nước này.
Minh Châu (Theo Sputnik)

>> xem thêm

Bình luận(0)