Thói quen ăn cơm cực hại sức khỏe mà đa số người Việt đều mắc

Google News

Không phải ai cũng biết những thói quen ăn cơm phổ biến này đang âm thầm phá hoại sức khỏe của bạn.

Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau
Đây là thói quen ăn cơm của khá nhiều người. Nghe thì đơn giản nhưng nó lại gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe.
BS Nguyễn Liên - Nguyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, việc ăn thức ăn trước rồi mới ăn cơm nhất là đối với trẻ là hoàn toàn không nên.
Thoi quen an com cuc hai suc khoe ma da so nguoi Viet deu mac
 Ảnh minh họa
Thói quen ăn uống như trên không khoa học vì chúng là mầm mống gây ra các bệnh mãn tính sau như bệnh gout. Khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric. Trong khi đó, axit uric là tác nhân gây bệnh gout. Khi chất này không được đào thải ra ngoài cớ thể, chúng sẽ bám vào các khớp và tích tụ dần dần.
Ngoài ra, nếu ăn thức ăn trước sẽ gây ra hiện tượng chán cơm, ăn ít cơm từ đó không có đủ chất tinh bột, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Đây cũng chính là nguyên nhân hiện nay nhiều trẻ ăn rất nhiều thức ăn chứa đạm mà vẫn bị suy dinh dưỡng.
Ăn cơm chan canh
Ăn cơm chan canh là một thói quen thường thấy của nhiều người Việt. Việc chan canh vào cơm có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ nuốt và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ăn cơm chan canh gây ảnh hưởng đến một số bộ phận trên cơ thể, thậm chí gây bệnh.
Nguyên nhân đầu tiên là nước sẽ làm loãng dịch vị, khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về tiêu hóa. Nước canh giúp chúng ta dễ nuốt thức ăn nhưng nó lại làm cơm và thức ăn trôi tuột vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ. Điều này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, lâu dài có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.
Thoi quen an com cuc hai suc khoe ma da so nguoi Viet deu mac-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
Ngoài ra, ăn cơm chan canh còn tạo cảm giác no giả và ít giá trị dinh dưỡng.
Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng lượng dinh dưỡng lại ít.
Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Ăn cơm chan canh khiến trẻ nhanh no nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng. Lâu dài sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.
Ăn cơm nguội
Thói quen ăn cơm nguội của nhiều bà nội trợ dễ gây bệnh bởi ăn phải cơm nguội để lâu quá nhiều ngày sẽ rất dễ đưa bệnh vào người.
Khi cơm để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách, người ăn phải rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…
Thoi quen an com cuc hai suc khoe ma da so nguoi Viet deu mac-Hinh-3
 Ảnh minh họa
Ngoài ra, cơm nguội, cơm hấp lại nhiều lần sẽ mất đi rất nhiều dưỡng chất. Không nên hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm.
Chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h. Trước khi đem cơm nguội ra hâm nóng hoặc chế biến món khác, phải kiểm tra kỹ xem cơm có mùi hay màu sắc lạ không.
Ăn gạo trắng, nhìn đẹp mắt
TS. BS. Đỗ Thị Phương Hà, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, các loại gạo trông rất trắng và đẹp mắt là do xay sát kỹ. Tuy nhiên, việc này vô tình đã làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong lớp cám gạo như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ…
Do vậy chúng ta nên chọn các loại gạo không xay sát quá kỹ cho bữa ăn hàng ngày.
Thoi quen an com cuc hai suc khoe ma da so nguoi Viet deu mac-Hinh-4
Ảnh minh họa. 
Ngoài gạo trắng, thỉnh thoảng chúng ta có thể "đổi bữa" bằng gạo lứt. Gạo lứt là gạo không bị xay sát kỹ, vẫn còn lớp cám gạo bên ngoài hạt gạo. So với gạo trắng, gạo lứt có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và đã được chứng minh có tác dụng phòng, hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường.
Ăn trái cây, uống trà ngay sau khi ăn cơm
Người Việt thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch và giúp hỗ trợ tiêu hóa.
Tuy nhiên, đây là một việc làm phản khoa học. Trong lá trà có chứa chất tannin. Khi chất này kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất có tính loại trừ khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguy cơ bị táo bón.
Các chuyên gia cũng không khuyến khích bạn ăn hoa quả ngay sau khi ăn cơm. Họ giải thích rằng, thức ăn sau khi đưa vào dạ dày sẽ phải lưu lại từ một đến hai giờ mới được tiêu hóa hoàn toàn. Nạp thêm các loại hoa quả sau khi đã ăn cơm no, dạ dày dễ bị quá tả.
Hơn nữa, trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột… làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn.
Theo Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)