Tổ tôm hay tụ tam bài là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người Việt. Phía sau bộ bài tổ tôm có một bí ẩn khiến nhiều người không khỏi tò mò.Mỗi bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, mỗi hình 4 lá. Các nhân vật trong bộ bài tổ tôm mặc trang phục thời Edo Nhật Bản và nhiều hình ảnh trong quân bài mang đặc trưng Nhật Bản.Cụ thể có 18 hình đàn ông, 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em đều mặc kimono. Các hình khác là cá chép, trái đào, tòa thành, con thuyền cũng đậm chất văn hóa Nhật Bản.Các hình trên bộ bài tổ tôm được vẽ theo lối tranh mộc bản truyền thống của Nhật Bản (Mokuhan), đơn giản nhưng rất sinh động.Chữ viết trên lá bài là chữ Kanji (Hán tự) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là “văn, vạn, sách, thang".Điều kỳ lạ là người Nhật hoàn toàn không biết đến trò tổ tôm, và người Hoa cũng không chơi trò này.Giáo sư Kim Vĩnh Kiện, người công tác ở Viện Viễn Đông Bác Cổ thập niên 1930-1940 đã từng tìm hiểu về bài tổ tôm nhưng không tìm ra nguồn gốc bộ bài này, chỉ xác nhận rằng các hình vẽ thể hiện phong tục Nhật Bản.Vì sao các hình ảnh Nhật Bản lại xuất hiện trên một bộ bài mà chỉ người Việt chơi? Hy vọng rằng các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra câu trả lời xác đáng trong tương lai không xa. Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.
Tổ tôm hay tụ tam bài là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người Việt. Phía sau bộ bài tổ tôm có một bí ẩn khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Mỗi bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, mỗi hình 4 lá. Các nhân vật trong bộ bài tổ tôm mặc trang phục thời Edo Nhật Bản và nhiều hình ảnh trong quân bài mang đặc trưng Nhật Bản.
Cụ thể có 18 hình đàn ông, 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em đều mặc kimono. Các hình khác là cá chép, trái đào, tòa thành, con thuyền cũng đậm chất văn hóa Nhật Bản.
Các hình trên bộ bài tổ tôm được vẽ theo lối tranh mộc bản truyền thống của Nhật Bản (Mokuhan), đơn giản nhưng rất sinh động.
Chữ viết trên lá bài là chữ Kanji (Hán tự) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là “văn, vạn, sách, thang".
Điều kỳ lạ là người Nhật hoàn toàn không biết đến trò tổ tôm, và người Hoa cũng không chơi trò này.
Giáo sư Kim Vĩnh Kiện, người công tác ở Viện Viễn Đông Bác Cổ thập niên 1930-1940 đã từng tìm hiểu về bài tổ tôm nhưng không tìm ra nguồn gốc bộ bài này, chỉ xác nhận rằng các hình vẽ thể hiện phong tục Nhật Bản.
Vì sao các hình ảnh Nhật Bản lại xuất hiện trên một bộ bài mà chỉ người Việt chơi? Hy vọng rằng các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra câu trả lời xác đáng trong tương lai không xa.
Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.