Vấn đề pháp lý đối với 3 người "đào bẫy" ô tô ở Lâm Đồng

Google News

Thấy đèo Bảo Lộc sạt lở, các phương tiện phải chuyển hướng đi qua Quốc lộ 28B, nhóm đối tượng đã đào "ổ gà" để ô tô sụp hố, hỏng lốp, phải tới tiệm vá xe.

Ngày 7/8, Công an huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã triệu tập Ngô Minh Trung (34 tuổi), Trần Đức Hoàng (29 tuổi) và Lại Văn Tài (17 tuổi) để điều tra hành vi phá đường, tạo "ổ gà" trên Quốc lộ 28B để các xe đi qua bị hỏng lốp, phải vào tiệm của Trung sửa chữa. Trước đó, người dân phát hiện thanh niên dùng cuốc, xà beng đào phá mặt Quốc lộ 28B, đoạn qua xã Phan Sơn (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) nên liền khống chế. Vị trí bị đào bới, tạo ổ gà nằm trên đoạn dốc khá nguy hiểm.
Van de phap ly doi voi 3 nguoi
Thực nghiệm hiện trường một số vị trí trên Quốc lộ 28B do Trung và hai đồng phạm phá. 
Qua sự việc này nhiều người đặt câu hỏi, 3 đối tượng này có thể sẽ bị xử lý thế nào? Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, đây được coi là hành vi cực kì nguy hiểm, dễ gây tai nạn cho nhiều người tham gia giao thông. Vấn đề này gây ra sự bức xúc cho người dân vì họ vừa mất tiền của sửa chữa phương tiện, vừa dễ phát sinh các nguy hiểm khi tham gia giao thông, tương tự như vấn nạn đinh tặc vẫn đang bí mật diễn ra trên khắp các nẻo đường.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, Luật Giao thông đường bộ đã quy định rất rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong đó bao gồm: Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Do đó, những đối tượng dùng công cụ, dụng cụ phá hoại đường, tạo ổ gà nêu trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi gây ra.
Luật sư Hùng nhấn mạnh, thậm chí, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
"Bên cạnh đó, nếu hành vi nêu trên mà gây thiệt hại cho người khác, cho các phương thiện tham gia giao thông, có thể bị truy cứu về tội cản trở giao thông đường bộ với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm. Do đó, đối với trường hợp này, 03 thanh niên đều có thể cùng bị truy cứu đồng phạm về các tội liên quan. Tùy vào mục đích, bản chất, vị trí sẽ bị truy cứu theo loại đồng phạm là người tổ chức, người thực hành, người giúp sức hoặc người xúi giục theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017", luật sư Hùng phân tích thêm.
>>> Xem thêm video: Chở con đi học, 3 mẹ con thiệt mạng khi va chạm với xe tải

Nguồn: Lý Thùy.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)