Vai trò kiến trúc với phát triển bền vững Văn hóa - Kinh tế - Xã hội

Google News

Hội Kiến Trúc sư Việt Nam đã có những bước phát triển vững chắc, không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng hoạt động cả trong nước và hợp tác quốc tế.

Nhân dịp kỉ niệm Ngày Kiến trúc sư Việt Nam 27/4 và 75 năm ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam, sáng 22/4, tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Bát Tràng - Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam (KTS) tổ chức Hội thảo “Vai trò kiến trúc với phát triển bền vững Văn hóa - Kinh tế - Xã hội".
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn bày tỏ sự vui mừng về những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá: “Với sự nỗ lực, cố gắng cao độ của các đồng chí lãnh đạo và hội viên qua các thời kỳ, Hội đã có những bước phát triển vững chắc, không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng hoạt động cả trong nước và hợp tác quốc tế. Đến nay, Hội đã có hơn 6000 hội viên hành nghề trong mọi lĩnh vực: Tư vấn thiết kế, nghiên cứu, giảng dạy, quản lý kiến trúc, xây dựng cơ bản... trên tổng số hơn hai vạn kiến trúc sư trong cả nước”.
Vai tro kien truc voi phat trien ben vung Van hoa - Kinh te - Xa hoi
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu.
Thứ trưởng cũng chỉ ra nhiều thách thức lớn mà Hội đang phải đối mặt như: Kinh tế tri thức, hội nhập sâu rộng, các vấn đề toàn cầu truyền thống, phi truyền thống và công cuộc đổi mới đất nước ta. Điều này đặt ra và đòi hỏi đội ngũ Kiến trúc sư Việt Nam cần phải có những nỗ lực mới, yêu cầu mới.
Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn đề nghị Hội Kiến trúc sư Việt Nam quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ như: Nâng cao chất lượng liên kết, phối hợp một cách thực chất giữa các Chi hội cơ sở, các thành viên, hội viên; đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa hơn nữa trong hoạt động để các hoạt động của Hội có sức lan tỏa rộng khắp.
Tiếp tục các hoạt động phản biện, tư vấn chính sách, tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc.
Quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa công tác lý luận, phê bình, phản biện kiến trúc. Phải xác định đây không chỉ là nền tảng cốt yếu để định hướng, mở đường cho phát triển nền kiến trúc của Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mà còn đóng góp cho kho tàng tri thức dân tộc…
Vai tro kien truc voi phat trien ben vung Van hoa - Kinh te - Xa hoi-Hinh-2
 Quang cảnh hội thảo.
Với sự tham gia của hơn 50 bài tham luận, hội thảo là dịp để nhìn lại một chặng đường đóng góp của giới KTS, bàn luận về vai trò của lĩnh vực kiến trúc trong mối hệ quan tương hỗ với các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội để có được những tiếng nói đa chiều, những góc nhìn khách quan, đa diện về sự phát triển của kiến trúc Việt Nam trong tương lai, hướng tới sự phát triển bền vững.
Các tham luận của các diễn giả: KTS Hoàng Thúc Hào với chủ đề “Giải mã gen trong văn hoá kiến trúc Việt Nam", KTS Đoàn Thanh Hà: "Kiến trúc vị nhân sinh và triết lý người làm nghề"; TS.KTS Phạm Phú Cường: "Bối cảnh và đặc điểm kiến trúc hiện đại miền Nam giai đoạn 1954 -1986"; KTS Nicolaus Goetze: “Những công trình đồng hành cùng cộng đồng kiến trúc Việt" và phần thảo luận với sự tham gia của TS KTS Phạm Tuấn Long về góc nhìn độc đáo từ lĩnh vực quản lý kiến trúc – đô thị ở một quận trung tâm Thủ đô... đã phân tích những yếu tố để đóng góp vào định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam trong tương lai.
Vai tro kien truc voi phat trien ben vung Van hoa - Kinh te - Xa hoi-Hinh-3
KTS Nicolaus Goetze trình bày tham luận tại hội thảo.
Đồng thời, Hội thảo đã thể hiện những suy ngẫm của giới nghề, một lần nữa khẳng định được vai trò cũng như trách nhiệm của giới nghề với xã hội, với cộng đồng trong sự phát triển chung của đất nước.
Nguyễn Hải

>> xem thêm

Bình luận(0)