Hình ảnh con đường rượu thịt được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong thời gian gần đây gây sự chú ý lớn của dư luận. Trong bức hình, thanh niên trai tráng ngồi thành hai hàng, phía trước là một mâm cỗ với rượu thịt đề huề.Trả lời với báo Thể thao & Văn hóa, ông Long Văn Sơn, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng đã làm rõ hơn về ý nghĩa đằng sau hình ảnh con đường rượu thịt ở Lạng Sơn đang gây "bão". Ông cho biết: ..." Đây là hình ảnh diễn ra tại lễ mở cửa rừng vào ngày mùng 4 Tết". Về bản chất, nghi lễ này là sinh hoạt tâm linh có mục đích cầu may mắn, bội thu cho năm mới. Nơi đặt các mâm cỗ là không gian trong sân nghè, gần giống như ngôi đình của đồng bằng Bắc Bộ. Vì sân hẹp nên người xem ảnh tưởng là bày cỗ ra chặn đường đi".Sau khi cúng, những người có mặt đã tổ chức liên hoan tại chỗ - ông Sơn cho biết thêm.Đây không phải lần đầu dư luận chia sẻ hình ảnh con đường rượu thịt độc lạ ở Việt Nam. Trước đó, bức hình nhiều người trải lá chuối giữa đường để ăn cỗ, uống rượu cũng gây tò mò cho người xem. Ảnh Huy Trung Otofun.Theo thông tin chia sẻ, đây là một buổi ăn lễ cưới của người Mông ở Lào Cai. Ảnh Huy Trung Otofun.Vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, đồng bào Dao đỏ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tổ chức lễ cúng rừng. Thông tin trên báo VOV cho biết, sau phần nghi lễ sẽ diễn ra hoạt động ẩm thực ngay giữa rừng, tất cả thức ăn chuẩn bị tới sẽ phải ăn hết mà không được mang về, rượu không uống hết cũng phải đem chôn. Điều đặc biệt, theo kiêng kỵ của người Dao, chỉ có đàn ông mới được có mặt trong lễ cúng rừng. Vì là rừng cấm, rừng thiêng nên tất cả mọi người trong thôn đều có ý thức bảo vệ, chỉ được trồng mới chứ không cho phép bất cứ ai trong ngoài thôn chặt phá rừng. Ảnh: VOV.Cũng như các dân tộc khác, người Hà Nhì (Lai Châu) quan niệm hôn nhân là việc rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Các phong tục về hôn nhân của Hà Nhì có nhiều điểm độc đáo. Trên đường đón dâu xa, mọi người có thể dừng chân giữa đường, bày rượu thịt nghỉ ngơi ăn uống. Ảnh: Dân tộc Việt.Khi đến Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), nhiều người có thể bắt gặp hình ảnh nhiều phụ nữ người H'Mong ngồi bên vệ đường say sưa từ sáng tới chiều, cùng nhau uống rượu. Ảnh: Vietnamnet.Tại các thành phố lớn, thay vì con đường rượu thịt, các hành lang rượu thịt, mâm cỗ cũng xuất hiện. Nhiều dịp, người dân tại các khu chung cư tổ chức tiệc cuối năm, đầu năm, mừng tân gia... ngay tại hành lang dân cư.Cả hành lang đi lại bỗng biến thành con đường ẩm thực.Hình ảnh chỉ có ở Việt Nam.
Hình ảnh con đường rượu thịt được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong thời gian gần đây gây sự chú ý lớn của dư luận. Trong bức hình, thanh niên trai tráng ngồi thành hai hàng, phía trước là một mâm cỗ với rượu thịt đề huề.
Trả lời với báo Thể thao & Văn hóa, ông Long Văn Sơn, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng đã làm rõ hơn về ý nghĩa đằng sau hình ảnh con đường rượu thịt ở Lạng Sơn đang gây "bão". Ông cho biết: ..." Đây là hình ảnh diễn ra tại lễ mở cửa rừng vào ngày mùng 4 Tết". Về bản chất, nghi lễ này là sinh hoạt tâm linh có mục đích cầu may mắn, bội thu cho năm mới. Nơi đặt các mâm cỗ là không gian trong sân nghè, gần giống như ngôi đình của đồng bằng Bắc Bộ. Vì sân hẹp nên người xem ảnh tưởng là bày cỗ ra chặn đường đi".
Sau khi cúng, những người có mặt đã tổ chức liên hoan tại chỗ - ông Sơn cho biết thêm.
Đây không phải lần đầu dư luận chia sẻ hình ảnh con đường rượu thịt độc lạ ở Việt Nam. Trước đó, bức hình nhiều người trải lá chuối giữa đường để ăn cỗ, uống rượu cũng gây tò mò cho người xem. Ảnh Huy Trung Otofun.
Theo thông tin chia sẻ, đây là một buổi ăn lễ cưới của người Mông ở Lào Cai. Ảnh Huy Trung Otofun.
Vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm, đồng bào Dao đỏ ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tổ chức lễ cúng rừng. Thông tin trên báo VOV cho biết, sau phần nghi lễ sẽ diễn ra hoạt động ẩm thực ngay giữa rừng, tất cả thức ăn chuẩn bị tới sẽ phải ăn hết mà không được mang về, rượu không uống hết cũng phải đem chôn. Điều đặc biệt, theo kiêng kỵ của người Dao, chỉ có đàn ông mới được có mặt trong lễ cúng rừng. Vì là rừng cấm, rừng thiêng nên tất cả mọi người trong thôn đều có ý thức bảo vệ, chỉ được trồng mới chứ không cho phép bất cứ ai trong ngoài thôn chặt phá rừng. Ảnh: VOV.
Cũng như các dân tộc khác, người Hà Nhì (Lai Châu) quan niệm hôn nhân là việc rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Các phong tục về hôn nhân của Hà Nhì có nhiều điểm độc đáo. Trên đường đón dâu xa, mọi người có thể dừng chân giữa đường, bày rượu thịt nghỉ ngơi ăn uống. Ảnh: Dân tộc Việt.
Khi đến Mèo Vạc, Đồng Văn (Hà Giang), nhiều người có thể bắt gặp hình ảnh nhiều phụ nữ người H'Mong ngồi bên vệ đường say sưa từ sáng tới chiều, cùng nhau uống rượu. Ảnh: Vietnamnet.
Tại các thành phố lớn, thay vì con đường rượu thịt, các hành lang rượu thịt, mâm cỗ cũng xuất hiện. Nhiều dịp, người dân tại các khu chung cư tổ chức tiệc cuối năm, đầu năm, mừng tân gia... ngay tại hành lang dân cư.
Cả hành lang đi lại bỗng biến thành con đường ẩm thực.
Hình ảnh chỉ có ở Việt Nam.