Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, Hà Nội) dài 570m, rộng 50m, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt năm 2005, với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Cuối tháng 12/2016 dự án được đưa vào sử dụng. Được biết, trong quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, UBND quận Hai Bà Trưng tiến hành thu hồi 41.240m2 của 670 hộ dân (thuộc 4 phường: Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn).Tuy nhiên, từ thời điểm dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái) được đưa vào sử dụng, đến nay, nhiều ngôi nhà của người dân dọc bên đường Trần Khát Chân vẫn trong tình trạng bị lệch cốt nền so với mặt đường tận 3, 4 mét. Những con ngõ vốn bằng phẳng trước kia thì nay cũng như bị tụt xuống hố, giống như lối dẫn xuống “hầm” giữa Thủ đô.Để có đường ra vào những ngôi nhà bị biến thành hang sâu, người dân phải làm tạm những chiếc cầu thang bằng sắt dài trên 3 mét, rộng khoảng 1m nối từ vỉa hè xuống nền nhà.Chiếc cầu thang sắt đang giúp một số hộ gia đình sống dưới "hầm" ở con đường nghìn tỷ của Hà Nội đi lại thuận tiện hơn.Một số hộ dân cho biết, việc nền nhà của họ bị lệch quá cao so với mặt đường gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt. Nếu gia đình nào có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi thì rất ít cho ra ngoài vì đi lại rất khó khăn. Ngoài ra, xe máy, xe đạp họ đều không mang được vào nhà mà phải đem gửi.Một số hộ gia đình khác lại lo sợ vào mùa mưa bão, nước mưa sẽ chảy xuống nhà, không thoát kịp do nền nhà quá thấp.Ngôi nhà của hộ ông Vũ Văn Bổng (80 tuổi, nhà số 39 tổ 5 đường Trần Khát Chân) thấp hơn mặt đường tới 2,2m. Trong khi đó, lối đi vào nhà chỉ rộng hơn 40cm nên gia đình ông Bổng đã phải kết hợp cùng gia đình số 37 dựng tạm một lối đi nhưng vẫn phải trèo bằng thang để ra vào.Cốt nền nhà số 39 (tổ 5 cách mặt đường Trần Khát Chân) lệch so với mặt đường tới tận 2,2m.Ông Bổng cho biết, do mái nhà gia đình chỉ cách mặt đường hơn 1m nên mỗi khi trời mưa thì nước trút từ mặt đường xuống ngập rất nhanh, gây ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt.Nếu gia đình ông Bổng ra vào nhà mà mang theo đồ đạc cồng kềnh thì không thể di chuyển qua cổng chính chỉ rộng hơn 40cm này.Mỗi lần muốn ra đường, người dân phải trèo qua chiếc cầu thang sắt rất cao.Người dân đang phải chịu đựng cuộc sống dưới hầm trên con đường nghìn tỷ giữa Thủ đô.
Dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, Hà Nội) dài 570m, rộng 50m, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt năm 2005, với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Cuối tháng 12/2016 dự án được đưa vào sử dụng. Được biết, trong quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, UBND quận Hai Bà Trưng tiến hành thu hồi 41.240m2 của 670 hộ dân (thuộc 4 phường: Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn).
Tuy nhiên, từ thời điểm dự án đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái) được đưa vào sử dụng, đến nay, nhiều ngôi nhà của người dân dọc bên đường Trần Khát Chân vẫn trong tình trạng bị lệch cốt nền so với mặt đường tận 3, 4 mét. Những con ngõ vốn bằng phẳng trước kia thì nay cũng như bị tụt xuống hố, giống như lối dẫn xuống “hầm” giữa Thủ đô.
Để có đường ra vào những ngôi nhà bị biến thành hang sâu, người dân phải làm tạm những chiếc cầu thang bằng sắt dài trên 3 mét, rộng khoảng 1m nối từ vỉa hè xuống nền nhà.
Chiếc cầu thang sắt đang giúp một số hộ gia đình sống dưới "hầm" ở con đường nghìn tỷ của Hà Nội đi lại thuận tiện hơn.
Một số hộ dân cho biết, việc nền nhà của họ bị lệch quá cao so với mặt đường gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt. Nếu gia đình nào có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi thì rất ít cho ra ngoài vì đi lại rất khó khăn. Ngoài ra, xe máy, xe đạp họ đều không mang được vào nhà mà phải đem gửi.
Một số hộ gia đình khác lại lo sợ vào mùa mưa bão, nước mưa sẽ chảy xuống nhà, không thoát kịp do nền nhà quá thấp.
Ngôi nhà của hộ ông Vũ Văn Bổng (80 tuổi, nhà số 39 tổ 5 đường Trần Khát Chân) thấp hơn mặt đường tới 2,2m. Trong khi đó, lối đi vào nhà chỉ rộng hơn 40cm nên gia đình ông Bổng đã phải kết hợp cùng gia đình số 37 dựng tạm một lối đi nhưng vẫn phải trèo bằng thang để ra vào.
Cốt nền nhà số 39 (tổ 5 cách mặt đường Trần Khát Chân) lệch so với mặt đường tới tận 2,2m.
Ông Bổng cho biết, do mái nhà gia đình chỉ cách mặt đường hơn 1m nên mỗi khi trời mưa thì nước trút từ mặt đường xuống ngập rất nhanh, gây ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt.
Nếu gia đình ông Bổng ra vào nhà mà mang theo đồ đạc cồng kềnh thì không thể di chuyển qua cổng chính chỉ rộng hơn 40cm này.
Mỗi lần muốn ra đường, người dân phải trèo qua chiếc cầu thang sắt rất cao.
Người dân đang phải chịu đựng cuộc sống dưới hầm trên con đường nghìn tỷ giữa Thủ đô.