Ngày 20/7, nhiều hộ dân nuôi cá lồng ở TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, phát hiện nhiều cá chết, nổi lềnh bềnh trắng xóa. Đến ngày 22/7, thủy điện Hòa xả lũ, số lượng cá chết lên đến hàng tấn.Các loại cá chết chủ yếu là cá da trơn như lăng, ngạnh, chiên, tầm và các loại cá có vảy như trắm cỏ, trắm đen, diêu hồng, rô phi…Nguyên nhân ban đầu được xác định là nhà máy thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy khiến lượng bùn tăng lên, cá bị ngạt khí. Bên cạnh đó, rác thải dồn về, tích tụ ở các lồng cá khiến ô nhiễm nguồn nước càng thêm nặng nề.Anh Lương Văn Hưng (TP Hòa Bình) nuôi 10 lồng cá. Đến ngày 22/7, cả khu nuôi 1,5 tấn cá bị gió bão “càn quét”: “Đếm trên đầu ngón tay được vài con nữa thôi, không bán nhanh thì cũng chết hết”.Tranh thủ lúc cá đang ngộp nước, anh Hưng bán “tháo” cá trắm đen từ 300.000 đồng xuống 150.000 đồng/kg, cá nheo từ 130.000 đồng xuống 60.000 đồng/kg.Ngoài việc đem bán, anh cũng ướp cá trong tủ lạnh để gia đình ăn dần.Anh em họ hàng của anh Hưng mấy ngày nay cùng “trực chiến” với gia đình, từ vớt cá chết đến mổ cá để bán theo yêu cầu của khách. “Bây giờ cụt hết vốn rồi, sau này chưa biết tái sản xuất kiểu gì nữa”, anh Hưng buồn rầu.Nuôi 100 lồng cá nên không thể tránh khỏi một vài con cá mỗi ngày bị chết. Sáng ngày 20/7, ông Nhuận (TP Hòa Bình) bàng hoàng khi phát hiện ra hàng loạt cá chết trắng phơi bụng trên mặt nước. Ruồi bâu kín trên xác cá."Ngày hôm qua nhà tôi có 2 tấn cá chết, sáng sớm nay là 5 tấn, đến bây giờ là 12 tấn rồi”, ông Nhuận nói.“Cá đang cho thu hoạch một nửa, bán với giá 240.000 đồng/kg, còn một nửa nữa khoảng 40 tấn thì cũng vớt lên vứt đi 12 tấn rồi”.Những con cá thần mới nuôi được mấy lạng cũng chết hết. Nếu cá trưởng thành sẽ bán với giá cả triệu đồng/kg.Ông Nhuận phải huy động 5 nhân công cùng 2 thuyền lớn và một ôtô, làm việc từ 6h đến 18h để vớt cá.Ông Bùi Văn Thảo cho biết: “Chúng tôi cứ đi một vòng từ đầu đến cuối lồng cá vớt xong quay lại cá lại nổi tiếp, không biết còn phải vớt đến bao giờ”.Cá chết được cho trong bao bì hoặc thùng nhựa, mỗi thùng lên đến hàng chục kg.Mặc dù vẫn còn nhiều cá đang ngoi ngóp và có người hỏi mua nhưng ông Nhuận nhất quyết không bán mà mang toàn bộ cá đi ủ thành phân để bón cây.Mỗi ngày ôtô chở từ 6-10 chuyến cá đến địa điểm chôn lấp cách hơn 10 km.Hố chôn lấp cá sâu khoảng 6 m, sau 3 ngày đã đầy miệng hố.Cá được ủ bằng vôi, men vi sinh, mày ngô và bã dược liệu, sau 1 tháng có thể sử dụng được.
Ngày 20/7, nhiều hộ dân nuôi cá lồng ở TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, phát hiện nhiều cá chết, nổi lềnh bềnh trắng xóa. Đến ngày 22/7, thủy điện Hòa xả lũ, số lượng cá chết lên đến hàng tấn.
Các loại cá chết chủ yếu là cá da trơn như lăng, ngạnh, chiên, tầm và các loại cá có vảy như trắm cỏ, trắm đen, diêu hồng, rô phi…
Nguyên nhân ban đầu được xác định là nhà máy thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy khiến lượng bùn tăng lên, cá bị ngạt khí. Bên cạnh đó, rác thải dồn về, tích tụ ở các lồng cá khiến ô nhiễm nguồn nước càng thêm nặng nề.
Anh Lương Văn Hưng (TP Hòa Bình) nuôi 10 lồng cá. Đến ngày 22/7, cả khu nuôi 1,5 tấn cá bị gió bão “càn quét”: “Đếm trên đầu ngón tay được vài con nữa thôi, không bán nhanh thì cũng chết hết”.
Tranh thủ lúc cá đang ngộp nước, anh Hưng bán “tháo” cá trắm đen từ 300.000 đồng xuống 150.000 đồng/kg, cá nheo từ 130.000 đồng xuống 60.000 đồng/kg.
Ngoài việc đem bán, anh cũng ướp cá trong tủ lạnh để gia đình ăn dần.
Anh em họ hàng của anh Hưng mấy ngày nay cùng “trực chiến” với gia đình, từ vớt cá chết đến mổ cá để bán theo yêu cầu của khách. “Bây giờ cụt hết vốn rồi, sau này chưa biết tái sản xuất kiểu gì nữa”, anh Hưng buồn rầu.
Nuôi 100 lồng cá nên không thể tránh khỏi một vài con cá mỗi ngày bị chết. Sáng ngày 20/7, ông Nhuận (TP Hòa Bình) bàng hoàng khi phát hiện ra hàng loạt cá chết trắng phơi bụng trên mặt nước. Ruồi bâu kín trên xác cá.
"Ngày hôm qua nhà tôi có 2 tấn cá chết, sáng sớm nay là 5 tấn, đến bây giờ là 12 tấn rồi”, ông Nhuận nói.
“Cá đang cho thu hoạch một nửa, bán với giá 240.000 đồng/kg, còn một nửa nữa khoảng 40 tấn thì cũng vớt lên vứt đi 12 tấn rồi”.
Những con cá thần mới nuôi được mấy lạng cũng chết hết. Nếu cá trưởng thành sẽ bán với giá cả triệu đồng/kg.
Ông Nhuận phải huy động 5 nhân công cùng 2 thuyền lớn và một ôtô, làm việc từ 6h đến 18h để vớt cá.
Ông Bùi Văn Thảo cho biết: “Chúng tôi cứ đi một vòng từ đầu đến cuối lồng cá vớt xong quay lại cá lại nổi tiếp, không biết còn phải vớt đến bao giờ”.
Cá chết được cho trong bao bì hoặc thùng nhựa, mỗi thùng lên đến hàng chục kg.
Mặc dù vẫn còn nhiều cá đang ngoi ngóp và có người hỏi mua nhưng ông Nhuận nhất quyết không bán mà mang toàn bộ cá đi ủ thành phân để bón cây.
Mỗi ngày ôtô chở từ 6-10 chuyến cá đến địa điểm chôn lấp cách hơn 10 km.
Hố chôn lấp cá sâu khoảng 6 m, sau 3 ngày đã đầy miệng hố.
Cá được ủ bằng vôi, men vi sinh, mày ngô và bã dược liệu, sau 1 tháng có thể sử dụng được.