Một trong những ngôi làng kỳ lạ ở Việt Nam là làng song sinh. Làng song sinh là tên gọi nhiều người đặt cho ấp Hưng Hiệp Nằm (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) bởi ở đây có hàng chục cặp sinh đôi, nhiều nhất cả nước, cặp cao nhất đã ngoài 60, cặp nhỏ nhất mới 2-3 tuổi,
Vào năm 2007, cả xã Hưng Lộc có hơn 60 cặp sinh đôi thì ấp Hưng Hiệp có tới 40 cặp. Ảnh: Người đưa tin.Nhiều câu chuyện đồn đoán về việc sinh đôi tại ngôi làng kỳ lạ này. Người cho rằng đây chỉ là ngẫu nhiên, người lại cho rằng nhờ dùng nước giếng cổ ở làng. Nhiều cặp đôi hiếm muộn cũng từng tới ngôi làng này, mong tìm kiếm được câu trả lời. Ảnh: Zing.Cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km là làng Đa Chất (Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội) – ngôi làng duy nhất của Thủ đô đang lưu giữ một dòng ngôn ngữ cổ. Người dân ở đây toàn là người Kinh nhưng họ có một thứ tiếng nói để trao đổi riêng mà nếu không phải người làng thì sẽ không hiểu được. Ảnh: Công an nhân dân.Đồng hồ (sưỡn nhật), sưỡn mỗ (ô tô), sưỡn trì (tàu thuỷ), sưỡn xì thiên (máy bay)… là những từ lóng được sử dụng tại địa phương. Có thể khẳng định rằng, với quy định và việc hình thành ngôn ngữ, người Đa Chất đã có tới 99% ngôn từ giao tiếp cho tiếng nói riêng của mình. Ảnh: Dân Việt.Ngôi làng lắm người tài hoa - làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) được mênh danh là làng họa sĩ. Người dân của làng mỗi khi buông tay cuốc, tay cày lại cầm cọ say sưa bên giá vẽ. Ảnh: Lao động.Một trong những tác phẩm tranh vẽ của người dân được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội). Ảnh: Kinh tế đô thị.Được mệnh danh là làng chân dài, làng khổng lồ, làng Đình Tràng (xã Lam Hạ, TP Phủ Lý, Hà Nam) là ngôi làng có nhiều người cao nhất Việt Nam. Từ “chân dài” mà người ta ghép cho làng theo đúng nghĩa đen: nhà nào trong làng cũng có người cao trên 1,7m - 1,8m. Có nhiều nhà, nhiều dòng họ còn cao hơn thế. Ảnh: Tuổi Trẻ.Đây cũng là quê hương của hai anh em tuyển thủ bóng chuyền xuất sắc đội tuyển Việt Nam là Ngô Văn Công (1,92m) và Ngô Văn Kiều (1,96m).Làng quê Chánh Trạch yên bình nằm sát mép biển Tân Thành - Mỹ Thọ, tựa lưng vào núi Thuận An của Phù Mỹ (Bình Định) nổi tiếng với những quả bí đao khổng lồ. Tại đây, những quả bí đao được nông dân trồng có thể nặng tời 80kg. Đây cũng là lý do khiến nhiều người tò mò kéo đến thăm quan làng bí đao kỳ lạ. Ảnh: Đất Việt.Ở thôn Chánh Trạch, hầu như nhà nào cũng có một giàn bí đao với những trái khổng lồ. Trồng bí đao khổng lồ rất công phu, từ khâu làm đất, bón phân, tưới nước, nhất là làm giàn. Ước tính cả giàn bí nặng từ 4 đến 6 tấn nên cần có một giàn chắc chắn. Làm giàn chủ yếu làm bằng tre, dây rơm cột chặt các trụ để nâng đỡ trái bí. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.
Một trong những ngôi làng kỳ lạ ở Việt Nam là làng song sinh. Làng song sinh là tên gọi nhiều người đặt cho ấp Hưng Hiệp Nằm (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) bởi ở đây có hàng chục cặp sinh đôi, nhiều nhất cả nước, cặp cao nhất đã ngoài 60, cặp nhỏ nhất mới 2-3 tuổi,
Vào năm 2007, cả xã Hưng Lộc có hơn 60 cặp sinh đôi thì ấp Hưng Hiệp có tới 40 cặp. Ảnh: Người đưa tin.
Nhiều câu chuyện đồn đoán về việc sinh đôi tại ngôi làng kỳ lạ này. Người cho rằng đây chỉ là ngẫu nhiên, người lại cho rằng nhờ dùng nước giếng cổ ở làng. Nhiều cặp đôi hiếm muộn cũng từng tới ngôi làng này, mong tìm kiếm được câu trả lời. Ảnh: Zing.
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km là làng Đa Chất (Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội) – ngôi làng duy nhất của Thủ đô đang lưu giữ một dòng ngôn ngữ cổ. Người dân ở đây toàn là người Kinh nhưng họ có một thứ tiếng nói để trao đổi riêng mà nếu không phải người làng thì sẽ không hiểu được. Ảnh: Công an nhân dân.
Đồng hồ (sưỡn nhật), sưỡn mỗ (ô tô), sưỡn trì (tàu thuỷ), sưỡn xì thiên (máy bay)… là những từ lóng được sử dụng tại địa phương. Có thể khẳng định rằng, với quy định và việc hình thành ngôn ngữ, người Đa Chất đã có tới 99% ngôn từ giao tiếp cho tiếng nói riêng của mình. Ảnh: Dân Việt.
Ngôi làng lắm người tài hoa - làng Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) được mênh danh là làng họa sĩ. Người dân của làng mỗi khi buông tay cuốc, tay cày lại cầm cọ say sưa bên giá vẽ. Ảnh: Lao động.
Một trong những tác phẩm tranh vẽ của người dân được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, TP Hà Nội). Ảnh: Kinh tế đô thị.
Được mệnh danh là làng chân dài, làng khổng lồ, làng Đình Tràng (xã Lam Hạ, TP Phủ Lý, Hà Nam) là ngôi làng có nhiều người cao nhất Việt Nam. Từ “chân dài” mà người ta ghép cho làng theo đúng nghĩa đen: nhà nào trong làng cũng có người cao trên 1,7m - 1,8m. Có nhiều nhà, nhiều dòng họ còn cao hơn thế. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Đây cũng là quê hương của hai anh em tuyển thủ bóng chuyền xuất sắc đội tuyển Việt Nam là Ngô Văn Công (1,92m) và Ngô Văn Kiều (1,96m).
Làng quê Chánh Trạch yên bình nằm sát mép biển Tân Thành - Mỹ Thọ, tựa lưng vào núi Thuận An của Phù Mỹ (Bình Định) nổi tiếng với những quả bí đao khổng lồ. Tại đây, những quả bí đao được nông dân trồng có thể nặng tời 80kg. Đây cũng là lý do khiến nhiều người tò mò kéo đến thăm quan làng bí đao kỳ lạ. Ảnh: Đất Việt.
Ở thôn Chánh Trạch, hầu như nhà nào cũng có một giàn bí đao với những trái khổng lồ. Trồng bí đao khổng lồ rất công phu, từ khâu làm đất, bón phân, tưới nước, nhất là làm giàn. Ước tính cả giàn bí nặng từ 4 đến 6 tấn nên cần có một giàn chắc chắn. Làm giàn chủ yếu làm bằng tre, dây rơm cột chặt các trụ để nâng đỡ trái bí. Ảnh: Pháp luật Việt Nam.