Số phận ba chìm bảy nổi của báu vật chuông cổ 260 tuổi

Google News

Chuông Đà Sơn đến nay đã 260 tuổi, được xem là chiếc chuông cổ nhất Đà Nẵng. Nó mang trên mình nhiều dị biệt và hàng loạt huyền tích kỳ bí.

Chuông thiêng “sống dậy” từ lòng đất
Bao năm nay, người dân làng Đà Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) vẫn luôn tự hào khi ngôi chùa của làng đang sở hữu báu vật không chỉ giá trị về vật chất, tâm linh mà còn ẩn chứa những câu chuyện ly kỳ.
Chùa Đà Sơn. 
Đó là chiếc chuông cổ nhất Đà Nẵng, vừa tròn 260 tuổi. Ngày chúng tôi ghé thăm,
Báu vật mang tính huyền thoại
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện – Phó Giám đốc bảo tàng Đà Nẵng cho biết, chuông chùa Đà Sơn có niên đại cổ nhất Đà Nẵng. Ngoài những câu chuyện mang tính huyền thoại, chiếc chuông cũng lưu lại kỹ thuật chế tác và khắc chữ trên đồng. Do đây là báu vật quý nên ngày 1/12/1994, sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) đã ký quyết định công nhận di tích cấp thành phố.
chùa Đà Sơn đang được xây cất thêm một gian nhà khá rộng và bề thế ở phía bên phải.
Các đạo hữu cho hay: “Ngôi chùa này được xem là trái tim của làng. Nhiều năm nay, do chùa khá nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu thăm viếng, cúng bái của người dân. Từ thực tế đó, ao ước được mở rộng chùa bao năm ấp ủ nay mới được toại nguyện”.
Tiếp chuyện tôi, các đạo hữu chia sẻ: “Chùa có giá trị nhất là chiếc chuông. Nó chìm nổi bao nhiêu lần, nhưng đến nay vẫn còn nguyên vẹn”. Chiếc chuông cổ không có gốc ở làng, nhưng lại có duyên và đã “sống” ở đây từ lâu. Họ kể, trong bài văn tế được đọc thường niên tại lễ tế đình làng thì chùa có thờ tượng một cụ bà, bên hông mang chiếc giỏ mò cua bắt ốc.
Tích rằng, cụ bà bắt ốc phát hiện có chiếc chuông nằm giáp ranh giữa hai làng Khánh Sơn và Đà Sơn. Nghe tin, dân hai làng đều đến giành phần chiếc chuông về phía mình. Sau cùng, cao niên hai làng thống nhất, nếu thanh niên làng nào khiêng nổi chiếc chuông thì sẽ thuộc về làng ấy. Do làng Khánh Sơn nằm trên dòng nước nên được khiêng trước. Thanh niên làng Khánh Sơn sử dụng dây thừng chắc chắn, nhưng chỉ nhấc lên trong giây lát là lại đứt”.
Người dân làng Đà Sơn chứng kiến cảnh đấy, cho rằng, đây là chiếc chuông linh thiêng, nên thắp hương khấn vái. Họ nguyện: “Chúng tôi sẽ khiêng, nếu đến nơi nào đất tốt, chuông hạ thổ thì chùa sẽ được xây ở đó”.
Kỳ lạ thay, sau khi khấn vái, thanh niên Đà Sơn không cần dùng quá nhiều sức lực, mà chiếc chuông vẫn được nhấc lên nhẹ nhàng. Cả làng vừa đi vừa cầu khấn. Đến một mô đất cao, thông thoáng, chiếc chuông bỗng dưng đứt dây. Dân cho rằng, đây là ý của đấng linh thiêng, nên chùa làng được hình thành từ ấy. Người dân tìm kiếm cụ bà phát hiện ra chiếc chuông để cảm ơn nhưng không thấy.
Sau cùng, họ quyết định lập tượng, thờ bà để thể hiện lòng biết ơn. Cũng liên quan đến chiếc chuông này còn có tích cũ thể hiện sự oai linh của chuông chùa Đà Sơn. Một lần, vua Minh Mạng ngự giá dưới chân núi Bạch Mã, tiếng chuông đã kinh động đến vua. Vua ra lệnh phải tìm được “kẻ gây ồn ào” rồi giảm bớt độ vang.
Chiếc chuông nhanh chóng bị quân lính phát hiện. Dân làng Đà Sơn không thể kháng lệnh vua nhưng cũng không muốn mất chiếc chuông linh thiêng. Cao niên trong làng họp bàn và cuối cùng đưa ra cách giải quyết, đính trên lỗ định âm mảnh đồng hình hoa thị.
Tích cũ này tuy còn nhiều ước đoán nhưng mảnh đồng trên đỉnh chuông vẫn còn nguyên. Cứ ngỡ chiếc chuông thiêng được yên vị từ đó. Thế nhưng, trong những năm kháng chiến chống Pháp, địch nghi ngờ chùa Đà Sơn là nơi hội họp của Việt Minh nên quyết định xóa bỏ.
Chúng lấy rơm từ hai làng Khánh Sơn và Đà Sơn chất quanh chùa rồi đốt. Toàn bộ ngôi chùa, kinh kệ quý, tượng Phật... đều tan theo ngọn lửa. Rất may, biết trước sự việc, người dân đã bí mật đào một chiếc hố rồi lấp rơm lên. Khi ngọn lửa bắt đầu lan ra, người dân di chuyển, để chuông an vị dưới hố và may mắn thoát khỏi “bà hỏa”.
Đến năm 1960 của thế kỷ trước, do sự mộ đạo của người dân, ngôi chùa mới được cất lên. Đồng thời, chiếc chuông “sống dậy” từ lòng đất. Tuy nhiên, sau đó, do chiến tranh loạn lạc, chiếc chuông phải “tránh giặc” nhiều nơi trên đất Đà Sơn.
Năm 1970, Phật đường được dựng bằng vách ván hình thành. Hai năm sau, dân làng định đặt móng xây chùa nhưng duyên chưa đặng. Đến năm 1989, cơn bão lịch sử làm sập ngôi chùa. Năm 1995, chùa được trùng tu khang trang và đổi tên thành Long Sơn. Năm 2011, Ban hộ tự đề nghị lấy lại tên cũ.
Pháp khí thức tỉnh lương tri con người
Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi được trụ trì chùa là Đại đức Thích Pháp Đạo cho hay, do giá trị của chuông, vào tháng 9/2012, chùa cho đúc một chiếc chuông mới để sử dụng. Còn chiếc chuông cổ được đưa vào biệt thất bảo quản.
Trụ trì Đà Sơn giới thiệu về chiếc chuông cổ.
Chúng tôi được đưa đến giới thiệu chiếc chuông cổ. Nó khá đặc biệt, không giống như những chiếc chuông trước đây chúng tôi được xem. Chuông có tạo hình cân đối chứ không phình to phía dưới. Chuông cao hơn 1,2m, đường kính chỉ rộng 0,6m, quai chuông cao 0,3m, nặng 200kg.
Đặc biệt hơn, chuông bình thường có bốn núm, tương ứng bốn hướng đông – tây – nam - bắc, ghi xuân – hạ - thu – đông, với mục đích xoay chuyển vị trí sau mỗi mùa để bảo vệ chuông không bị hỏng và âm thanh được đều. Thế nhưng, chiếc chuông cổ này có đến 8 núm. Mỗi núm có âm thanh vang vọng khác nhau.
Vị trụ trì cho rằng, ngoài bốn vị trí thể hiện bốn mùa, chiếc chuông còn có bốn núm lệch vị trí chuẩn tạo nên độ ngân vang, lúc trầm lúc bổng ở từng vị trí khác nhau. Đồng thời, chuông có hình thuôn dài và 8 núm thể hiện sự giao thoa văn hóa Chăm – Việt trong nghệ thuật đúc chuông.
Vị trụ trì cũng cho hay, chuông thông thường có quai trổ hình rồng nhưng chuông Đà Sơn có hình dáng khá đặc biệt. Chuông có hình con bồ lao hai đầu với bốn chân bám vào chuông, mặt ngoảnh về hai hướng, miệng ngậm ngọc.
Ông chia sẻ, theo truyền thuyết dân gian, bồ lao là con thứ ba của rồng, thích âm thanh lớn. Đây là linh vật thể hiện âm thanh vang vọng và oai linh. Đại đức đọc rõ dòng chữ Hán khắc trên thân chuông “Cảnh Hưng thập lục niên, đông quý nguyệt cốc nhật chú”. Dịch nghĩa, chuông này được đúc vào năm Cảnh Hưng thứ 16 (tức 1755).
Và, xuất xứ là “Đại Việt Quốc, Quảng Nam xứ, Thăng Hoa phủ, Lễ Dương huyện, Đà Sơn xã, toàn tự Tây Linh tự”. Mặc dù vậy, đến nay, mọi người vẫn chưa thể xác định chùa Tây Linh là ở đâu trên đất Đà Sơn xưa. Trên chuông có dòng chữ thể hiện chuông do bổn đạo toàn xã và chư thiện nam tín nữ thập phương đàn việt, cô nhi quả phụ hiến cúng.
Cũng theo cứ liệu lịch sử, vào năm Canh Tý (tức 1771), vua Quang Trung ra lệnh tập hợp toàn bộ đồng, sắt để đúc súng và tiền. Người dân Đà Sơn xưa quyết giữ chiếc hồng chuông nên mang đi giấu ở khe nước.
Theo thời gian, những người biết chuyện này về với đất. Hậu thế cũng quên dần, nên mới có huyền tích ngôi chùa về sau. Đó cũng chính là nút thắt mang tính huyền bí của chiếc chuông linh thiêng. Chỉ trong thời gian ngắn, chùa Đà Sơn sẽ được thay da đổi thịt với các công trình kiến trúc mới.
Tuy nhiên, bên trong vẫn còn lưu giữ một chiếc cổ chuông đặc biệt. Các dịp lễ, âm thanh vẫn vang vọng, là pháp khí dùng tại chùa trong khi hành lễ như muốn thức tỉnh tâm trí con người hướng về phía thiện lương. Và ắt hẳn, trong nhiều năm tới, người dân Đà Sơn vẫn tiếp tục tự hào, bởi ngôi chùa còn lưu giữ báu vật đúng nghĩa.
Theo Đời Sống Pháp Luật

Bình luận(0)