Đầu tháng 12, nước lũ dâng cao tràn về gây ngập sâu nhiều tuyến đường ở thôn Mỹ Tân (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) khiến gia đình chú rể Phạm Hồng Nhựt (30 tuổi) phải chèo ghe, vượt lũ rước dâu. Ảnh: Anh Đoàn.Vợ chồng trẻ Phạm Hồng Nhựt (30 tuổi) và Nguyễn Thị Hảo (26 tuổi, ngụ thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh) trong ngày thành hôn giữa vùng lũ. "Mưa kéo dài gây lũ lớn nhưng chúng tôi không muốn dời lại ngày cưới mà quyết tâm vượt qua khó khăn, quyết định rước dâu bằng ghe. Đây cũng kỷ niệm khó quên trong ngày hạnh phúc hai đứa mình", anh Nhựt thổ lộ. Ảnh: Anh Đoàn.Còn Nguyễn Thị Hảo bẽn lẽn, cho hay hai đứa quen hơn 1 năm thì quyết định đến với nhau. Chồng là ngư dân quanh năm lao động trên tàu câu mực ngoài biển. Mùa này biển động, anh ấy có thời gian dài ở nhà nên chúng mình quyết định tổ chức cưới ngay trong mùa lũ thế này. Ảnh: Anh ĐoànTrước đó, dù căn nhà đổ sập do mưa lũ nhưng ngày 5/11, gia đình vẫn tổ chức đám cưới cho con trai đầu lòng Nguyễn Hữu Hà (28 tuổi, ngụ huyện Đồng Xuân) và Lâm Thị Kim Liên (23 tuổi, ngụ TP Tuy Hòa cùng quê Phú Yên)."Nhìn ảnh cưới rạng ngời hạnh phúc của con dựng trên nền ngôi nhà đổ nát mà lòng tôi ngậm ngùi, xót xa. Kết hôn là việc trọng đại của đời người, vậy mà sát ngày cưới của con, mưa lũ làm căn nhà đổ sập tan hoang thế này, lòng mẹ như tôi dẫu buồn nhiều lắm nhưng cũng cố gắng vui cho ngày hạnh phúc của con trọn vẹn", bà Lê Thị Mỹ (mẹ của Hà) thổ lộ.Giường cưới mới đóng dành cho đôi vợ chồng trẻ nằm chỏng chơ trên nền gạch đổ nát của căn nhà.Đôi bạn trẻ tay trong tay đi qua căn nhà đổ nát. "Tàn khốc của mưa lũ rồi cũng qua đi, hy vọng bằng sức trẻ của mình, tương lai gần, chúng em cùng cha mẹ gầy dựng, xây lại mái ấm đàng hoàng hơn", Hà lạc quan nói.Liên tục 9 ngày qua, lũ chồng lũ liên tục tràn về gây ngập nhiều khu dân cư ở tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Lực lượng dân quân, thanh niên xung kích huyện Đức Phổ giúp người dân vùng trũng thấp đến ở vùng cao an toàn. Trong ảnh là lực lượng cứu hộ của xã Phổ Ninh đưa anh Huỳnh Quang Quyền (34 tuổi, ngụ thôn An Trường) vừa gặp tai nạn giao thông, chân phải bó bột, đến trụ sở Ủy ban xã tránh lũ chiều 2/12.Dân quân cõng cụ Nguyễn Thị Nghệ (92 tuổi, thôn Mỹ Hòa, xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa) đến nơi an toàn. "Ở tuổi gần đất xa trời nhưng từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy lũ lớn dồn dập tràn về dày đặc như những ngày qua. Chưa kịp mừng đợt lũ này rút thì trận lũ sau lại ập đến, may nhờ các chú dân quân giúp đỡ đưa đi sơ tán chứ không biết xoay sở làm sao", cụ Nghệ nói.Dân quân xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) giúp bà con thôn Phổ Trạch sơ tán trẻ em từ vùng trũng đến ở xen ghép nhà dân vùng cao tránh lũ an toàn.Dân quân xã Phổ Ninh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) giúp dân sơ tán gia súc tránh lũ.Liên tục những ngày qua, người dân Quảng Ngãi dầm mưa ồ ạt chuyển hoa cúc tết lên vùng cao tránh lũ. Nhờ kịp thuê người chuyển hoa cúc ra khỏi vùng ngập lụt nên nhiều hộ dân trồng cúc tết ở huyện Tư Nghĩa giảm đáng kể thiệt hại.Làm thợ hồ ở TP.HCM, nghe vợ điện thoại báo tin lũ dữ tràn về, ngày 3/11, anh Bùi Anh Khoa (38 tuổi, ngụ xã An Dân, huyện Tuy An) cấp tốc đón xe về quê. Khi đến Đồng Nai, anh được người nhà điện báo tin vợ bị chết đuối do lật sõng (ghe) trong lúc lùa bò tránh lũ. Giờ đây, anh "vừa làm cha vừa làm mẹ" hai con nhỏ.Ngày 3/12 có đến hai đợt lũ tràn vào nhà, bà Nguyễn Thị Xuân Mai (ngụ thôn An Trường, xã Phổ Ninh) lấy gạch, đá kê bếp, vừa nấu ăn vừa sưởi ấm trên nền nhà ngập lũ.
Đầu tháng 12, nước lũ dâng cao tràn về gây ngập sâu nhiều tuyến đường ở thôn Mỹ Tân (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) khiến gia đình chú rể Phạm Hồng Nhựt (30 tuổi) phải chèo ghe, vượt lũ rước dâu. Ảnh: Anh Đoàn.
Vợ chồng trẻ Phạm Hồng Nhựt (30 tuổi) và Nguyễn Thị Hảo (26 tuổi, ngụ thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh) trong ngày thành hôn giữa vùng lũ. "Mưa kéo dài gây lũ lớn nhưng chúng tôi không muốn dời lại ngày cưới mà quyết tâm vượt qua khó khăn, quyết định rước dâu bằng ghe. Đây cũng kỷ niệm khó quên trong ngày hạnh phúc hai đứa mình", anh Nhựt thổ lộ. Ảnh: Anh Đoàn.
Còn Nguyễn Thị Hảo bẽn lẽn, cho hay hai đứa quen hơn 1 năm thì quyết định đến với nhau. Chồng là ngư dân quanh năm lao động trên tàu câu mực ngoài biển. Mùa này biển động, anh ấy có thời gian dài ở nhà nên chúng mình quyết định tổ chức cưới ngay trong mùa lũ thế này. Ảnh: Anh Đoàn
Trước đó, dù căn nhà đổ sập do mưa lũ nhưng ngày 5/11, gia đình vẫn tổ chức đám cưới cho con trai đầu lòng Nguyễn Hữu Hà (28 tuổi, ngụ huyện Đồng Xuân) và Lâm Thị Kim Liên (23 tuổi, ngụ TP Tuy Hòa cùng quê Phú Yên).
"Nhìn ảnh cưới rạng ngời hạnh phúc của con dựng trên nền ngôi nhà đổ nát mà lòng tôi ngậm ngùi, xót xa. Kết hôn là việc trọng đại của đời người, vậy mà sát ngày cưới của con, mưa lũ làm căn nhà đổ sập tan hoang thế này, lòng mẹ như tôi dẫu buồn nhiều lắm nhưng cũng cố gắng vui cho ngày hạnh phúc của con trọn vẹn", bà Lê Thị Mỹ (mẹ của Hà) thổ lộ.
Giường cưới mới đóng dành cho đôi vợ chồng trẻ nằm chỏng chơ trên nền gạch đổ nát của căn nhà.
Đôi bạn trẻ tay trong tay đi qua căn nhà đổ nát. "Tàn khốc của mưa lũ rồi cũng qua đi, hy vọng bằng sức trẻ của mình, tương lai gần, chúng em cùng cha mẹ gầy dựng, xây lại mái ấm đàng hoàng hơn", Hà lạc quan nói.
Liên tục 9 ngày qua, lũ chồng lũ liên tục tràn về gây ngập nhiều khu dân cư ở tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Lực lượng dân quân, thanh niên xung kích huyện Đức Phổ giúp người dân vùng trũng thấp đến ở vùng cao an toàn. Trong ảnh là lực lượng cứu hộ của xã Phổ Ninh đưa anh Huỳnh Quang Quyền (34 tuổi, ngụ thôn An Trường) vừa gặp tai nạn giao thông, chân phải bó bột, đến trụ sở Ủy ban xã tránh lũ chiều 2/12.
Dân quân cõng cụ Nguyễn Thị Nghệ (92 tuổi, thôn Mỹ Hòa, xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa) đến nơi an toàn. "Ở tuổi gần đất xa trời nhưng từ trước đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy lũ lớn dồn dập tràn về dày đặc như những ngày qua. Chưa kịp mừng đợt lũ này rút thì trận lũ sau lại ập đến, may nhờ các chú dân quân giúp đỡ đưa đi sơ tán chứ không biết xoay sở làm sao", cụ Nghệ nói.
Dân quân xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) giúp bà con thôn Phổ Trạch sơ tán trẻ em từ vùng trũng đến ở xen ghép nhà dân vùng cao tránh lũ an toàn.
Dân quân xã Phổ Ninh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) giúp dân sơ tán gia súc tránh lũ.
Liên tục những ngày qua, người dân Quảng Ngãi dầm mưa ồ ạt chuyển hoa cúc tết lên vùng cao tránh lũ. Nhờ kịp thuê người chuyển hoa cúc ra khỏi vùng ngập lụt nên nhiều hộ dân trồng cúc tết ở huyện Tư Nghĩa giảm đáng kể thiệt hại.
Làm thợ hồ ở TP.HCM, nghe vợ điện thoại báo tin lũ dữ tràn về, ngày 3/11, anh Bùi Anh Khoa (38 tuổi, ngụ xã An Dân, huyện Tuy An) cấp tốc đón xe về quê. Khi đến Đồng Nai, anh được người nhà điện báo tin vợ bị chết đuối do lật sõng (ghe) trong lúc lùa bò tránh lũ. Giờ đây, anh "vừa làm cha vừa làm mẹ" hai con nhỏ.
Ngày 3/12 có đến hai đợt lũ tràn vào nhà, bà Nguyễn Thị Xuân Mai (ngụ thôn An Trường, xã Phổ Ninh) lấy gạch, đá kê bếp, vừa nấu ăn vừa sưởi ấm trên nền nhà ngập lũ.