Tôi là trung tá Lương Thị Trà Vinh (41 tuổi), nữ sĩ quan công an Việt Nam đầu tiên lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế.Đồng hành cùng tôi là đại tá Lê Quốc Huy và trung tá Vũ Việt Hùng. Chúng tôi có quá trình rèn luyện trong nhiều tháng trước khi bắt đầu tham gia nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan (UNMISS) từ ngày 14/10.Ngày mới của tôi bắt đầu từ 6h, chỉnh trang lại chiếc mũ nồi xanh trên đầu - biểu tượng của lực lượng hòa bình, tôi thường mang niềm tự hào làm động lực để nỗ lực vượt qua các bài tập căng thẳng và tiếp thu hiệu quả lượng lớn kiến thức.Cùng với chiếc mũ nồi xanh, khăn quàng và logo gìn giữ hòa bình được dán trên vai áo là 3 biểu tượng dùng chung của lực lượng vũ trang tất cả quốc gia khi nhận nhiệm vụ này. Khi sĩ quan sang nhận nhiệm vụ, một nghi lễ thiêng liêng được thực hiện đó là nghi thức trao mũ. Khi nhiệm vụ kết thúc, nghi thức hạ mũ tương tự cũng được thực hiện tại Phái bộ.Giảng viên ngày hôm nay của chúng tôi là ông Haley Alves, Trưởng ban Giảng viên đến từ Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI). Hiện, lực lượng gìn giữ hòa bình của Bộ Công an được phối hợp đào tạo tập trung tại Cục Gìn giữ hòa bình (Bộ Quốc phòng). Nơi đây được liên kết với nhiều trung tâm gìn giữ hòa bình trong khu vực và trên thế giới để hỗ trợ đào tạo, giảng dạy cho sĩ quan làm nhiệm vụ.Buổi học luôn được duy trì với trạng thái mở để học viên phát huy ý kiến và bày tỏ những thắc mắc tới giảng viên. Nội dung kiến thức là phân tích sâu vào từng tình huống thực tế để áp dụng tốt kỹ năng xử lý tình huống.Bên cạnh việc học tập trên giảng đường, tôi luôn tranh thủ thời gian ngoài giờ để nhận được chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các chiến sĩ đi trước. Ở họ luôn có nhiều những kỹ năng xử lý trong các tình huống phát sinh mà bài học không có.Ngoài các kiến thức chung và các quy tắc tiêu chuẩn đối với cán bộ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, chương trình đào tạo còn giúp tôi và đồng đội trang bị rất nhiều bài học cần thiết như: Kỹ năng sinh tồn trong các tình huống; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng đọc bản đồ, sơ cứu y tế; kỹ thuật lái xe tác chiến trong mọi điều kiện địa hình…Tôi biết lái xe từ trước, tuy nhiên khóa đào tạo yêu cầu ở chúng tôi nhiều kỹ năng cao hơn. Nơi nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình có điều kiện kinh tế kém phát triển, do vậy địa hình và đường sá là trở ngại lớn. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, việc đi lại rất khó khăn và đòi hỏi một số loại xe đặc chủng.Chiếc ôtô gằn lên âm thanh của động cơ khi qua vũng bùn lầy. Tôi bình tĩnh đánh lái để bánh xe không bị lún sâu rồi vượt qua trở ngại.Không chỉ lái xe, việc lùi và đỗ xe cũng cần thực hiện chính xác theo đúng tiêu chuẩn của lực lượng. Bài học này được chúng tôi luyện tập trong nhiều tháng dưới nhiều điều kiện thời tiết. Dù mưa hay nắng gắt cũng không phải là vấn đề quá lớn.Năm 1999, tôi thi đỗ vào ngành công an. Từ đây, niềm yêu thích võ thuật của tôi được thỏa mãn với quá trình rèn luyện trong môi trường kỷ luật. Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công công tác tại Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Bộ Công an. Đến nay, tôi đã có 23 năm học tập, công tác trong ngành.Cùng với võ thuật, tôi đặc biệt yêu thích với môn bắn súng. Điểm số 9-10 khi bắn trực tiếp không phải là điều quá khó đối với tôi. Điều cần lưu ý là vững tâm lý khi âm thanh nổ, tuy nhiên đây là những thứ tôi đã được rèn luyện nhiều năm khi vào ngành.Kỹ năng tháo, lắp súng được đòi hỏi thực hiện nhuần nhuyễn trong thời gian ngắn nhất. Thời gian này, chúng tôi liên tục được các thầy tại Học viện Cảnh sát Nhân dân hướng dẫn và rèn luyện.Một số nội dung lực lượng cảnh sát Việt Nam được huấn luyện cao hơn so với mức yêu cầu của Liên Hợp Quốc. Vì thế trong khi thi ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong một số môn, chiến sĩ của ta vượt trội so với các nước, trong đó có kỹ năng bắn súng, kỹ năng xử lý các tình huống.Khoảng thời gian trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ, sau mỗi buổi tập tôi dành nhiều thời gian bên gia đình, đặc biệt là các con.Các con tôi một bạn năm nay lên lớp 9, một bạn sắp vào lớp 8. Hai anh em đều đang ở ngưỡng chuyển cấp, giai đoạn phát triển tâm sinh lý nên cần sự quan tâm của bố mẹ nhiều hơn. Thời gian tôi làm nhiệm vụ tại phái bộ Nam Sudan cũng là lúc con trai tôi bước vào kỳ thi lớp 10.Thấu hiểu được nhiệm vụ của mẹ, hai con của tôi tự giác tập sống tự lập và có trách nhiệm. Em gái Ánh Mai thì thích nấu ăn, sẽ được giao đi chợ nấu cơm, còn Đạt sẽ rửa bát, giặt quần áo.Trước ngày lên đường, tôi xếp gọn đầy đủ hành trang vào một góc. Bên cạnh những vật dụng và quân trang cần thiết, tôi luôn mang theo mình niềm tin rằng quãng thời gian này dù không có mẹ ở bên, đây là cơ hội cho các con có thể tự lập và trưởng thành.Rạng sáng 14/10, tôi cùng 2 đồng đội lên đường bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Chúng tôi sẽ trải qua 2 chuyến bay với tổng thời gian khoảng 16 giờ trước khi tới Phái bộ. Lá cờ Tổ quốc là hành trang không thể thiếu trong hành trình.Đồng đội cùng người nhà đến sân bay từ sớm để tiễn tôi lên đường. Họ trao cho tôi cái ôm và từng lời chúc được từng người ghi trong cuốn sổ.Đồng đội tôi, trung tá Vũ Việt Hùng dành tặng cho mẹ cái ôm và một bó hoa tươi. Ngày anh lên đường cũng là ngày sinh nhật của bà.Nói lời tạm biệt chồng, tôi hiểu những tâm sự, lo lắng của anh khi tôi công tác ở môi trường với những bất ổn và khó lường. Trong gia đình, trách nhiệm của anh từ nay có lẽ sẽ lớn và vất vả hơn. Tôi biết ơn chồng vì sự đồng hành, chia sẻ trách nhiệm trong cuộc sống và đặc biệt là sự tôn trọng, tin tưởng anh dành cho tôi và công việc đáng trân quý này.
Tôi là trung tá Lương Thị Trà Vinh (41 tuổi), nữ sĩ quan công an Việt Nam đầu tiên lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế.
Đồng hành cùng tôi là đại tá Lê Quốc Huy và trung tá Vũ Việt Hùng. Chúng tôi có quá trình rèn luyện trong nhiều tháng trước khi bắt đầu tham gia nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan (UNMISS) từ ngày 14/10.
Ngày mới của tôi bắt đầu từ 6h, chỉnh trang lại chiếc mũ nồi xanh trên đầu - biểu tượng của lực lượng hòa bình, tôi thường mang niềm tự hào làm động lực để nỗ lực vượt qua các bài tập căng thẳng và tiếp thu hiệu quả lượng lớn kiến thức.
Cùng với chiếc mũ nồi xanh, khăn quàng và logo gìn giữ hòa bình được dán trên vai áo là 3 biểu tượng dùng chung của lực lượng vũ trang tất cả quốc gia khi nhận nhiệm vụ này. Khi sĩ quan sang nhận nhiệm vụ, một nghi lễ thiêng liêng được thực hiện đó là nghi thức trao mũ. Khi nhiệm vụ kết thúc, nghi thức hạ mũ tương tự cũng được thực hiện tại Phái bộ.
Giảng viên ngày hôm nay của chúng tôi là ông Haley Alves, Trưởng ban Giảng viên đến từ Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI). Hiện, lực lượng gìn giữ hòa bình của Bộ Công an được phối hợp đào tạo tập trung tại Cục Gìn giữ hòa bình (Bộ Quốc phòng). Nơi đây được liên kết với nhiều trung tâm gìn giữ hòa bình trong khu vực và trên thế giới để hỗ trợ đào tạo, giảng dạy cho sĩ quan làm nhiệm vụ.
Buổi học luôn được duy trì với trạng thái mở để học viên phát huy ý kiến và bày tỏ những thắc mắc tới giảng viên. Nội dung kiến thức là phân tích sâu vào từng tình huống thực tế để áp dụng tốt kỹ năng xử lý tình huống.
Bên cạnh việc học tập trên giảng đường, tôi luôn tranh thủ thời gian ngoài giờ để nhận được chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các chiến sĩ đi trước. Ở họ luôn có nhiều những kỹ năng xử lý trong các tình huống phát sinh mà bài học không có.
Ngoài các kiến thức chung và các quy tắc tiêu chuẩn đối với cán bộ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, chương trình đào tạo còn giúp tôi và đồng đội trang bị rất nhiều bài học cần thiết như: Kỹ năng sinh tồn trong các tình huống; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng đọc bản đồ, sơ cứu y tế; kỹ thuật lái xe tác chiến trong mọi điều kiện địa hình…
Tôi biết lái xe từ trước, tuy nhiên khóa đào tạo yêu cầu ở chúng tôi nhiều kỹ năng cao hơn. Nơi nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình có điều kiện kinh tế kém phát triển, do vậy địa hình và đường sá là trở ngại lớn. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, việc đi lại rất khó khăn và đòi hỏi một số loại xe đặc chủng.
Chiếc ôtô gằn lên âm thanh của động cơ khi qua vũng bùn lầy. Tôi bình tĩnh đánh lái để bánh xe không bị lún sâu rồi vượt qua trở ngại.
Không chỉ lái xe, việc lùi và đỗ xe cũng cần thực hiện chính xác theo đúng tiêu chuẩn của lực lượng. Bài học này được chúng tôi luyện tập trong nhiều tháng dưới nhiều điều kiện thời tiết. Dù mưa hay nắng gắt cũng không phải là vấn đề quá lớn.
Năm 1999, tôi thi đỗ vào ngành công an. Từ đây, niềm yêu thích võ thuật của tôi được thỏa mãn với quá trình rèn luyện trong môi trường kỷ luật. Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công công tác tại Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Bộ Công an. Đến nay, tôi đã có 23 năm học tập, công tác trong ngành.
Cùng với võ thuật, tôi đặc biệt yêu thích với môn bắn súng. Điểm số 9-10 khi bắn trực tiếp không phải là điều quá khó đối với tôi. Điều cần lưu ý là vững tâm lý khi âm thanh nổ, tuy nhiên đây là những thứ tôi đã được rèn luyện nhiều năm khi vào ngành.
Kỹ năng tháo, lắp súng được đòi hỏi thực hiện nhuần nhuyễn trong thời gian ngắn nhất. Thời gian này, chúng tôi liên tục được các thầy tại Học viện Cảnh sát Nhân dân hướng dẫn và rèn luyện.
Một số nội dung lực lượng cảnh sát Việt Nam được huấn luyện cao hơn so với mức yêu cầu của Liên Hợp Quốc. Vì thế trong khi thi ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong một số môn, chiến sĩ của ta vượt trội so với các nước, trong đó có kỹ năng bắn súng, kỹ năng xử lý các tình huống.
Khoảng thời gian trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ, sau mỗi buổi tập tôi dành nhiều thời gian bên gia đình, đặc biệt là các con.
Các con tôi một bạn năm nay lên lớp 9, một bạn sắp vào lớp 8. Hai anh em đều đang ở ngưỡng chuyển cấp, giai đoạn phát triển tâm sinh lý nên cần sự quan tâm của bố mẹ nhiều hơn. Thời gian tôi làm nhiệm vụ tại phái bộ Nam Sudan cũng là lúc con trai tôi bước vào kỳ thi lớp 10.
Thấu hiểu được nhiệm vụ của mẹ, hai con của tôi tự giác tập sống tự lập và có trách nhiệm. Em gái Ánh Mai thì thích nấu ăn, sẽ được giao đi chợ nấu cơm, còn Đạt sẽ rửa bát, giặt quần áo.
Trước ngày lên đường, tôi xếp gọn đầy đủ hành trang vào một góc. Bên cạnh những vật dụng và quân trang cần thiết, tôi luôn mang theo mình niềm tin rằng quãng thời gian này dù không có mẹ ở bên, đây là cơ hội cho các con có thể tự lập và trưởng thành.
Rạng sáng 14/10, tôi cùng 2 đồng đội lên đường bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Chúng tôi sẽ trải qua 2 chuyến bay với tổng thời gian khoảng 16 giờ trước khi tới Phái bộ. Lá cờ Tổ quốc là hành trang không thể thiếu trong hành trình.
Đồng đội cùng người nhà đến sân bay từ sớm để tiễn tôi lên đường. Họ trao cho tôi cái ôm và từng lời chúc được từng người ghi trong cuốn sổ.
Đồng đội tôi, trung tá Vũ Việt Hùng dành tặng cho mẹ cái ôm và một bó hoa tươi. Ngày anh lên đường cũng là ngày sinh nhật của bà.
Nói lời tạm biệt chồng, tôi hiểu những tâm sự, lo lắng của anh khi tôi công tác ở môi trường với những bất ổn và khó lường. Trong gia đình, trách nhiệm của anh từ nay có lẽ sẽ lớn và vất vả hơn. Tôi biết ơn chồng vì sự đồng hành, chia sẻ trách nhiệm trong cuộc sống và đặc biệt là sự tôn trọng, tin tưởng anh dành cho tôi và công việc đáng trân quý này.