Những yêu cầu đối với Di sản thiên nhiên thế giớ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà

Google News

Ngay sau khi trở thành Di sản thiên nhiên thế giới, Ủy ban Di sản thế giới yêu cầu Việt Nam triển khai các giải pháp để quản lý và bảo vệ toàn vẹn vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Theo đó, Ủy ban Di sản thế giới yêu cầu sử dụng kết quả đánh giá sức tải vịnh Hạ Long để áp dụng cho toàn bộ khu di sản mở rộng nhằm đảm bảo hoạt động du lịch không gây tác động tiêu cực đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.
Nhung yeu cau doi voi Di san thien nhien the gio Vinh Ha Long - Quan dao Cat Ba
Vịnh Hạ Long. 
Điều chỉnh các dự án phát triển đảm bảo phù hợp với Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới và triển khai đánh giá tác động di sản đối với tất cả dự án phát triển ở vùng đệm và khu vực liền kề vùng đệm; Tăng cường cơ sở pháp lý để bảo vệ vùng đệm di sản.
Ủy ban Di sản thế giới cũng yêu cầu chỉnh sửa và hoàn thiện Kế hoạch quản lý di sản; Ban hành cơ chế phối hợp quản lý di sản liên tỉnh… Kết quả thực hiện các khuyến nghị trên sẽ được gửi tới Trung tâm Di sản thế giới UNESCO vào ngày 1/12/2024 để trình Ủy ban Di sản thế giới xem xét, đánh giá hiện trạng bảo tồn di sản tại kỳ họp lần thứ 47 vào năm 2025.
Trước đó, ngày 16/9/2023, Uỷ ban Di sản thế giới tại kỳ họp lần thứ 45, đã phê duyệt việc mở rộng vịnh Hạ Long sang Quần đảo Cát Bà của thành phố Hải Phòng.
Vịnh Hạ Long từng 2 lần được vinh danh về giá trị nổi bật toàn cầu về cảnh quan thẩm mỹ (tiêu chí VII) năm 1994; và giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất địa mạo (tiêu chí viii) năm 2000.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm khoảnh khắc cực “chill” bay dù trên vịnh Hạ Long:
 
Thiên Tuấn

>> xem thêm

Bình luận(0)