1. Sự cố vỡ cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2:
Vào lúc 16h25 ngày 13/9/2016, nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 đang đắp đê quai hạ lưu hạng mục hầm dẫn dòng thi công và bơm nước để chuẩn bị thi công bê tông nút cống dẫn dòng thì gặp sự cố nước lũ lớn làm bục cửa van số 2 gây ngập cục bộ sau đập. Sự cố thủy điện Sông Bung 2 khiến hai công nhân lái máy đào của nhà thầu Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 bị mất tích.Về tài sản, đã có 2 ô tô loại 7 chỗ, 2 máy đào, 1 máy cẩu 25 tấn, khoảng 5 chiếc xe tải bị ngập trong nước, nhiều thiết bị thi công khác hư hỏng. Nước tràn cũng làm ngập lụt một số đường giao thông tại thôn Pà Ooi, cuốn trôi 2 nhà dân và 1 nhà khác bị đổ nghiêng.Sự cố đã làm hệ thống hai bên đập bị sạt lở hư hỏng nặng. Tuy nhiên, sự cố vỡ cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2 chưa phải là lớn so với hàng loạt sự cố nhà máy thủy điện đã từng xảy ra ở Việt Nam.2. Sập hầm Thủy điện Đạ Dâng
Vụ việc xảy ra lúc 7h ngày 16/12/2014 tại công trình nhà máy thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Nhận được tin báo, công an tỉnh Lâm Đồng đã huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, y tế… tới hiện trường.
Theo đại diện đơn vị thi công là công ty Cổ phần Sông Đà 505, địa điểm sập hầm cách cửa hầm khoảng từ 300-500m. Diện tích hầm bị sập khoảng 6m2 với hàng trăm mét khối đất đá. Công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.Công trình thuỷ điện Đa Dâng – Đa Chomo có tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh)Công trình này gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn – Nhà máy thủy điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thủy điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà). 3. Sự cố tràn đập thủy điện Hố Hô
Vào tháng 10/2010, sự cố tràn đập Hố Hô đã khiến hàng chục nghìn người dân Hà Tĩnh như ngồi trên đống lửa vì nỗi lo vỡ đập, khiến chủ đầu tư thiệt hại nặng nề khi cả nhà máy thủy điện Hố Hô bị san phẳng.Dòng nước lũ thượng nguồn đã khiến nhà máy thủy điện Hố Hô tan hoang. Cả nhà máy thuỷ điện Hố Hô đổ nát hoàn toàn. Hầu hết các trang thiết bị đã bị cuốn trôi hoặc hư hỏng. Hệ thống cột điện cũng bị gãy đổ ngổn ngang. Nhà máy thuỷ điện Hố Hô có mức đầu tư xây dựng hơn 257 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện miền Bắc I làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, nhà máy này gồm 2 tổ máy có tổng công suất 13MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3, diện tích lưu vực lòng hồ 265,26ha. Hệ thống máy phát điện nằm trên địa phận xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, còn diện tích mặt nước thuộc địa phận huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Công trình này được khởi công xây dựng từ năm 2004 và đến tháng 4-2010 đã đưa vào vận hành một tổ máy.4. Nứt đập chính hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2
Lúc 11 giờ trưa 19/3/2012, UBND huyện Bắc Trà My có công văn khẩn gửi UBND tỉnh và các cơ quan chức năng về tình trạng đập chính hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 xuất hiện nhiều vết nứt. Trong công văn khẩn do Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong ký vào ngày 19/3 khẳng định: “Trong những ngày qua, vùng hạ lưu công trình thủy điện Sông Tranh 2 thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều vết nứt và rò rỉ nước tại bờ đập chính hồ chứa nước thuỷ điện Sông Tranh 2 khiến cho nhiều người dân hoang mang lo lắng". 5. Vào tháng 11/2013, công trình Nhà máy thủy điện An Khê – KaNak đóng tại xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) bị vùi lấp
Do ảnh hưởng mưa bão vào tối 14/11 và ngày 15/11/2013, tại khu vực thị xã An Khê (Gia Lai) và khu vực đèo An Khê, xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) có mưa rất to, làm cho nước tại các suối về hồ dâng rất cao gây sạt lở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực đèo An Khê. Mưa lớn dồn dập đổ về, kéo hàng ngàn tấn đất đá, cát vùi lấp nhà máy, đường vận hành và thượng lưu nhà máy bị dòng lũ dữ phá vỡ. (Ảnh VNN)Tại phía thượng lưu nhà máy (khu vực máy biến áp chính), đất đá và cát lấp đầy với khoảng 20.000m3. Phía hạ lưu do sạt lở đất cát tại bậc tiêu năng của mương thoát nước bờ trái xuống lòng kênh xả gây cản trở dòng chảy từ nhà máy. Kênh dẫn nước vào nhà máy bị sạt lở bờ khoảng 100m, bồi lấp khoảng hơn 15.000m3 đất đá. Kênh xả cũng bị sạt lở, bồi lấp khoảng hơn 30.000m3 đất đá, cát. Đường thi công vận hành từ nhà máy cũng bị sạt lở nhiều chỗ, có chỗ bị sạt sâu đến hơn 150m về phía taluy âm, chiều dài bị sạt lở hơn 1km làm chia cắt đường không đi được. Hệ thống thoát nước bờ phải bị phá vỡ hoàn toàn; hệ thống thoát nước bờ trái bị bồi cát và vỡ bậc tiêu năng. Riêng trạm điện 220V bị vỡ tường phía thượng lưu và bồi lấp đất cát, mương thoát nước phía trước trạm bị bồi lấp ½ chiều dài. (Ảnh VNN)
1. Sự cố vỡ cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2:
Vào lúc 16h25 ngày 13/9/2016, nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 đang đắp đê quai hạ lưu hạng mục hầm dẫn dòng thi công và bơm nước để chuẩn bị thi công bê tông nút cống dẫn dòng thì gặp sự cố nước lũ lớn làm bục cửa van số 2 gây ngập cục bộ sau đập. Sự cố thủy điện Sông Bung 2 khiến hai công nhân lái máy đào của nhà thầu Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4 bị mất tích.
Về tài sản, đã có 2 ô tô loại 7 chỗ, 2 máy đào, 1 máy cẩu 25 tấn, khoảng 5 chiếc xe tải bị ngập trong nước, nhiều thiết bị thi công khác hư hỏng. Nước tràn cũng làm ngập lụt một số đường giao thông tại thôn Pà Ooi, cuốn trôi 2 nhà dân và 1 nhà khác bị đổ nghiêng.
Sự cố đã làm hệ thống hai bên đập bị sạt lở hư hỏng nặng. Tuy nhiên, sự cố vỡ cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2 chưa phải là lớn so với hàng loạt sự cố nhà máy thủy điện đã từng xảy ra ở Việt Nam.
2. Sập hầm Thủy điện Đạ Dâng
Vụ việc xảy ra lúc 7h ngày 16/12/2014 tại công trình nhà máy thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Vào thời điểm sập hầm, có 11 công nhân, cán bộ kỹ thuật đang làm việc, trong đó có 1 công nhân nữ. Nhận được tin báo, công an tỉnh Lâm Đồng đã huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, y tế… tới hiện trường.
Theo đại diện đơn vị thi công là công ty Cổ phần Sông Đà 505, địa điểm sập hầm cách cửa hầm khoảng từ 300-500m. Diện tích hầm bị sập khoảng 6m2 với hàng trăm mét khối đất đá. Công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.
Công trình thuỷ điện Đa Dâng – Đa Chomo có tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng – sở hữu – kinh doanh)
Công trình này gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn – Nhà máy thủy điện Đa Dâng đặt trên dòng sông Đa Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thủy điện Đa Chomo trên suối Đa Chomo (nhánh của sông Đa Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà).
3. Sự cố tràn đập thủy điện Hố Hô
Vào tháng 10/2010, sự cố tràn đập Hố Hô đã khiến hàng chục nghìn người dân Hà Tĩnh như ngồi trên đống lửa vì nỗi lo vỡ đập, khiến chủ đầu tư thiệt hại nặng nề khi cả nhà máy thủy điện Hố Hô bị san phẳng.
Dòng nước lũ thượng nguồn đã khiến nhà máy thủy điện Hố Hô tan hoang. Cả nhà máy thuỷ điện Hố Hô đổ nát hoàn toàn. Hầu hết các trang thiết bị đã bị cuốn trôi hoặc hư hỏng. Hệ thống cột điện cũng bị gãy đổ ngổn ngang.
Nhà máy thuỷ điện Hố Hô có mức đầu tư xây dựng hơn 257 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện miền Bắc I làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, nhà máy này gồm 2 tổ máy có tổng công suất 13MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3, diện tích lưu vực lòng hồ 265,26ha. Hệ thống máy phát điện nằm trên địa phận xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, còn diện tích mặt nước thuộc địa phận huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Công trình này được khởi công xây dựng từ năm 2004 và đến tháng 4-2010 đã đưa vào vận hành một tổ máy.
4. Nứt đập chính hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2
Lúc 11 giờ trưa 19/3/2012, UBND huyện Bắc Trà My có công văn khẩn gửi UBND tỉnh và các cơ quan chức năng về tình trạng đập chính hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 xuất hiện nhiều vết nứt. Trong công văn khẩn do Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong ký vào ngày 19/3 khẳng định: “Trong những ngày qua, vùng hạ lưu công trình thủy điện Sông Tranh 2 thuộc huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xuất hiện nhiều vết nứt và rò rỉ nước tại bờ đập chính hồ chứa nước thuỷ điện Sông Tranh 2 khiến cho nhiều người dân hoang mang lo lắng".
5. Vào tháng 11/2013, công trình Nhà máy thủy điện An Khê – KaNak đóng tại xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) bị vùi lấp
Do ảnh hưởng mưa bão vào tối 14/11 và ngày 15/11/2013, tại khu vực thị xã An Khê (Gia Lai) và khu vực đèo An Khê, xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn, Bình Định) có mưa rất to, làm cho nước tại các suối về hồ dâng rất cao gây sạt lở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực đèo An Khê. Mưa lớn dồn dập đổ về, kéo hàng ngàn tấn đất đá, cát vùi lấp nhà máy, đường vận hành và thượng lưu nhà máy bị dòng lũ dữ phá vỡ. (Ảnh VNN)
Tại phía thượng lưu nhà máy (khu vực máy biến áp chính), đất đá và cát lấp đầy với khoảng 20.000m3. Phía hạ lưu do sạt lở đất cát tại bậc tiêu năng của mương thoát nước bờ trái xuống lòng kênh xả gây cản trở dòng chảy từ nhà máy. Kênh dẫn nước vào nhà máy bị sạt lở bờ khoảng 100m, bồi lấp khoảng hơn 15.000m3 đất đá. Kênh xả cũng bị sạt lở, bồi lấp khoảng hơn 30.000m3 đất đá, cát. Đường thi công vận hành từ nhà máy cũng bị sạt lở nhiều chỗ, có chỗ bị sạt sâu đến hơn 150m về phía taluy âm, chiều dài bị sạt lở hơn 1km làm chia cắt đường không đi được. Hệ thống thoát nước bờ phải bị phá vỡ hoàn toàn; hệ thống thoát nước bờ trái bị bồi cát và vỡ bậc tiêu năng. Riêng trạm điện 220V bị vỡ tường phía thượng lưu và bồi lấp đất cát, mương thoát nước phía trước trạm bị bồi lấp ½ chiều dài. (Ảnh VNN)